13/11/2019 07:44 GMT+7

Báo động người học thạc sĩ bỏ chọn trường công, 'chạy sang' trường tư

TRẦN HUỲNH
TRẦN HUỲNH

TTO - Thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học 2017-2018, gần 6.000 người chọn học thạc sĩ ở các trường tư, tăng đến 70,5%, trong khi số vào trường công giảm.

Báo động người học thạc sĩ bỏ chọn trường công, chạy sang trường tư - Ảnh 1.

Các tân thạc sĩ Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM trong ngày nhận bằng - Ảnh tư liệu: NHƯ HÙNG

Theo thống kê mới nhất của Bộ GD-ĐT, năm học 2017-2018, số lượng tuyển sinh mới trình độ bậc thạc sĩ là 45.032 người (tăng 7,6% so với năm học trước đó). 

Đáng chú ý, số người theo học cao học ở các cơ sở giáo dục ĐH công lập giảm, trong khi số người chọn học tại các cơ sở giáo dục ĐH tư thục tăng mạnh. Trong đó có hơn 39.000 người chọn học ở các trường công lập (giảm 1,6%) và gần 6.000 người chọn học ở các trường tư (tăng đến 70,5%).

Ông Phạm Trường Thọ - phó trưởng phòng sau ĐH, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết tại trường này từ năm 2000 đến năm 2014, trường luôn có lượng thí sinh dự tuyển đầu vào sau ĐH khá lớn (hơn 1.500 thí sinh/năm). 

Tuy nhiên, khoảng 5 năm gần đây lượng thí sinh dự tuyển bậc sau ĐH ngày càng thấp (dưới 1.000 thí sinh/năm), số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển có dấu hiệu bão hòa. 

Ông Dương Minh Quang - phó trưởng khoa giáo dục nhà trường - cho rằng đây là điều đáng báo động và sự cạnh tranh rất lớn cho các trường công lập khi lượng học viên đăng ký vào các trường tư tăng lên.

Nhiều chuyên gia nhận định đối tượng tuyển sinh sau ĐH hầu hết là người đã có việc làm, họ biết rõ nhu cầu của mình thế nào, mình cần gì và tìm kiếm thông tin ở đâu để lựa chọn nơi học. Do mục tiêu học sau ĐH không phải để nâng cao trình độ mà chỉ để có bằng cấp cao nên nhiều người tìm đến các cơ sở đào tạo "nhẹ nhàng"...

Theo ông Mai Hữu Ước - chánh văn phòng Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, những lợi thế về chất lượng, mở chương trình đào tạo mới... của trường trước đây thu hút đông đảo lượng thí sinh nhưng hiện đang bị cạnh tranh bởi các trường khác, với những tiêu chí và quy định phần nào thoáng, "nhẹ nhàng" hơn.

Nhiều trường tuyển sinh 'thoáng' để kéo người học thạc sĩ, tiến sĩ

TTO - Nhiều cơ sở đào tạo sau đại học đang cạnh tranh nhau bằng cách đưa ra tiêu chí, quy định tuyển sinh 'thoáng, nhẹ nhàng' đáp ứng nhu cầu học để có bằng cấp cao của người học.

TRẦN HUỲNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Sau sáp nhập, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các phòng chuyên môn xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026.

TP.HCM xây dựng phương án tuyển sinh lớp 10 năm 2026

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Trường đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm bách phân vị kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 (kỳ thi SPT) cho 17 tổ hợp xét tuyển không nhân hệ số và 11 tổ hợp nhân hệ số một môn thành phần.

Bảng quy đổi điểm thi đánh giá năng lực của Trường đại học Sư phạm Hà Nội

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hệ thống hỗ trợ tuyển sinh đại học của bộ đã được cập nhật để thực hiện đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển, giúp thí sinh và các trường thuận lợi hơn trong xét tuyển.

Đơn giản hóa việc đăng ký xét tuyển đại học

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Tại nhiều tỉnh như Đắk Lắk, Nghệ An, Lai Châu, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên... điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 công lập ở nhiều trường THPT chỉ dao động từ 7 - 10 điểm cho 3 môn, tương đương dưới 3 điểm/môn.

Khi điểm chuẩn vào lớp 10 'chạm đáy'

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ nhờ người trông giúp đã đỗ nguyện vọng 1 vào lớp 10.

Nam sinh đi thi lớp 10 dắt theo em gái nhỏ đã đậu vào trường tốp đầu

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 khép lại nhưng với rất nhiều thí sinh, thử thách lớn hơn lại bắt đầu: chọn ngành gì, trường nào?

Tuyển sinh đại học 2025: Chưa chọn được ngành, phải làm sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar