12/12/2018 09:07 GMT+7

Báo cáo khoa học về biến đổi khí hậu: Các ông lớn tranh cãi từng chữ

TƯỜNG NGUYỄN
TƯỜNG NGUYỄN

TTO - Đại diện Mỹ, Nga, Saudi Arabia và Kuwait chỉ chấp nhận 'ghi nhận' chứ không 'chấp nhận' báo cáo khoa học của GIEC (Nhóm chuyên gia liên chính phủ chuyên về tiến triển khí hậu).

Báo cáo khoa học về biến đổi khí hậu: Các ông lớn tranh cãi từng chữ - Ảnh 1.

Tuần hành vì khí hậu tại Katowice, Ba Lan - Ảnh: REUTERS

Gần 200 quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Paris năm 2015 vừa bắt đầu tuần làm việc thứ hai tại Katowice (Ba Lan) để hoàn tất một bộ quy chuẩn, nhằm kìm hãm sự tăng nhiệt của Trái đất ở dưới mức 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp và tiếp tục nỗ lực hạn chế sự gia tăng nhiệt đến 1,5oC.

Tuy nhiên, mọi chuyện không hề đơn giản khi đụng đến lợi ích quốc gia, đặc biệt về sử dụng năng lượng hóa thạch. Ví dụ rõ nét nhất là báo cáo khoa học của GIEC (Nhóm chuyên gia liên chính phủ chuyên về tiến triển khí hậu) đã bị các nhà ngoại giao một số nước tranh cãi từng chữ một.

Đó là các nước có tiềm lực về dầu mỏ như Mỹ, Nga, Saudi Arabia và Kuwait. Đại diện bốn nước này chỉ chấp nhận "ghi nhận" chứ không "chấp nhận" báo cáo. Cuộc tranh luận không đi đến hồi kết và hai bên ủng hộ với phản đối chỉ đạt đến thống nhất là... tiếp tục bàn lại vào mùa xuân năm tới.

Ông Jean Jouzel, nhà khí tượng học của Pháp, nhận định: "Tôi tin các nước đó không chấp nhận kết luận chính của báo cáo, theo đó yêu cầu phải giảm thật nhanh việc thải khí CO2. Để giữ mức tăng nhiệt độ chỉ 1,5oC, phải đạt được mức cân bằng cacbon vào năm 2050.

Tôi tin các nước đó không chấp nhận kết luận trên, vì nếu đồng ý thì phải có hành động gì đó. Nói chung, đây là một thông tin xấu vì các nước đó đã phản bác chính các nhà khoa học của họ".

Tuy cuộc tranh cãi về câu chữ trong báo cáo chỉ là một hoạt động nhỏ của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về năm 2018 (COP24) đang diễn ra tại Ba Lan, bên cạnh các cuộc đàm phán chính thức vẫn đang diễn ra, nhưng đó cũng là một tín hiệu cho thấy cuộc chiến chống biến đổi khí hậu còn lắm gian nan.

Bà Valérie Masson-Delmotte, đồng chủ tịch của một trong những nhóm làm việc của GIEC, đã viết trên Twitter: "Có gì không ổn trong báo cáo của chúng tôi để mà bốn chính phủ trên không phê chuẩn các kết luận? Báo cáo này trong khi đó lại do các chính phủ đặt hàng thực hiện hồi COP21 và trong phiên họp toàn thể của GIEC cũng đã được chính các chính phủ đó phê duyệt cơ mà?".

Theo báo cáo dựa trên kết quả khảo sát mới nhất của Viện Khí hậu mới và Tổ chức phi chính phủ Germanwatch công bố ngày 10-12, Mỹ và Saudi Arabia hiện đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng Chỉ số cải thiện biến đổi khí hậu (CCPI) của 56 quốc gia trên thế giới vốn chiếm tới 90% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân khiến Trái đất ấm lên.

Các nước đứng trong tốp cuối của bảng xếp hạng trên còn có Iran, Hàn Quốc, Úc, Canada, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.

TTCT - Ngoài hạn hán, lũ lụt, triều cường, bão ngày càng mạnh... biến đổi khí hậu còn gây những hậu quả không ngờ như nguy cơ bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng hiệu năng của chính quyền...

TƯỜNG NGUYỄN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Một tàu vũ trụ thời Liên Xô đã lao xuống Trái đất vào ngày 10-5, sau hơn nửa thế kỷ ngoài không gian khi nhiệm vụ phóng lên sao Kim thất bại.

Tàu vũ trụ thời Liên Xô rơi xuống Ấn Độ Dương sau 53 năm ngoài không gian

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Chiều đến khuya 9-5, bầu trời TP.HCM và lân cận vẫn trong xanh nhưng sau đó mây dông phát triển nhanh và trận mưa trút xuống dữ dội.

Quá trình hình thành thần tốc trận mưa hiếm 230mm sáng 10-5

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar