24/06/2019 19:51 GMT+7

Báo cáo Bộ Công thương về hoạt động của Asanzo

N.BÌNH
N.BÌNH

TTO - Ngày 24-6, Sở Công thương TP.HCM đã có báo cáo gửi lên Bộ Công thương kết quả rà soát hoạt động của Công ty CP Tập đoàn Asanzo.

Báo cáo Bộ Công thương về hoạt động của Asanzo - Ảnh 1.

Sản phẩm của Asanzo được bày bán trong các siêu thị điện máy ở TP.HCM - Ảnh: HỮU DUYÊN

Động thái này có được sau loạt bài của báo Tuổi Trẻ phản ánh Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo nhập hàng Trung Quốc nhưng nhập nhằng xuất xứ Việt Nam. 

Sở Công thương TP cho biết đã đề nghị Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP.HCM báo cáo cụ thể về danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" do hội cấp cho Công ty Asanzo. 

Về tình hình kinh doanh của Asanzo, theo thông tin của sở, tại TP.HCM, sản phẩm của Asanzo được phân phối tại khoảng 143 điểm bán của hệ thống bán lẻ như điện máy Chợ Lớn, Nguyễn Kim, Điện máy xanh... cùng các cửa hàng bán lẻ điện máy truyền thống tập trung tại các khu vực chuyên kinh doanh điện tử như khu vực Nhật Tảo, Hùng Vương. 

Ngoài ra, hàng của Asanzo cũng có kênh phân phối khá mạnh trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Sendo, Lazada… 

Theo Sở Công thương, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp ngày 20-10-2016; hiện đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng điện gia dụng (smart TV, bếp hồng ngoại, bình đun nước, lò nướng, nồi cơm điện, lò vi sóng, máy xay sinh tố, bàn ủi…), điện lạnh (máy lạnh, quạt, quạt làm mát) và điện tử (điện thoại di động).

Sở cho biết sẽ tiếp tục phối hợp Cục Quản lý thị trường, các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của Asanzo. 

Trước đó, một số siêu thị điện máy ở TP.HCM cho biết khá bất ngờ trước nguồn gốc xuất xứ thực của các sản phẩm điện máy Asanzo và đã quyết định tạm ngưng kinh doanh sản phẩm trong khi chờ phản hồi từ nhà sản xuất sau loạt bài phản ánh của báo Tuổi Trẻ. 

Các nhà bán lẻ đang yêu cầu nhà cung cấp này có giải đáp rõ ràng về nguốc gốc sản phẩm theo đúng quy định pháp luật. 

N.BÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Hanoi Metro, đơn vị vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội đã báo lãi sau thuế 15,4 tỉ đồng năm ngoái, tăng 17,5% so với năm 2023.

Càng bán nhiều vé càng lỗ, công ty vận hành metro Cát Linh - Hà Đông lãi nhờ đâu?

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Bà Trần Thị Thắm, vợ ông Bùi Văn Phú - chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư PVR Hà Nội, muốn bán ra toàn bộ 12,48 triệu cổ phiếu nắm giữ, tương ứng 24,05% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Một công ty ‘tê liệt’ vì hết tiền, vợ chủ tịch muốn bán sạch 24% vốn điều lệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Gặp Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước Việt Nam, Thái Lan.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp đón Thủ tướng Thái Lan

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản

Lâm Đồng đề xuất Chính phủ cho phép giữ lại 50% nguồn thu từ khoáng sản, xin cơ chế đặc thù để phát triển hạ tầng và kêu gọi đầu tư sau sáp nhập với Bình Thuận, Đắk Nông.

Lâm Đồng xin cơ chế đặc thù sau sáp nhập: Giữ 50% nguồn thu khoáng sản
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar