01/10/2019 15:27 GMT+7

Băng to gấp đôi Singapore tách khỏi Nam Cực

Ý NGUYÊN
Ý NGUYÊN

TTO - Tảng băng D28 có kích thước lên tới 1.582km2 - tức to hơn gấp đôi diện tích đảo quốc Singapore, vừa tách khỏi Nam Cực trong những ngày qua.

Băng to gấp đôi Singapore tách khỏi Nam Cực - Ảnh 1.

Hình ảnh vệ tinh trong các ngày 20 và 25-9 cho thấy tảng băng D28 đã rời khỏi thềm băng bắt đầu hành trình trên đại dương - Ảnh chụp màn hình

Báo The Mirror cho biết theo số liệu thu được từ các vệ tinh quan sát của Mỹ và châu Âu, trong hai ngày 24 và 25-9, tảng băng có tên gọi là D28 đã tách khỏi thềm băng Amery.

Giáo sư Helen Amanda Fricker, thuộc Viện Hải dương học Scripps tại Đại học California (Mỹ), giải thích rằng với kích cỡ dày khoảng 210m và trọng lượng lên tới 315 tỉ tấn, thì đây là tảng băng khổng lồ.

Tuy nhiên, theo bà, việc hình thành tảng băng trên là một phần trong chu kỳ bình thường của các thềm băng, vốn hiện đang mở rộng về hai đầu cực.

Theo quy luật, để giữ được nguyên kích thước, những tảng băng này sẽ bị tăng kích cỡ do tuyết rơi tích tụ qua thời gian nên để giảm về trọng lượng, các sông băng bị đẩy ra phần rìa và đến thời điểm thì sẽ tách rời để "giảm cân" cho thềm băng.

Băng to gấp đôi Singapore tách khỏi Nam Cực - Ảnh 2.

Ảnh vệ tinh của NASA (Mỹ) cho thấy D28 sắp rời khỏi thềm băng Amery

Phía Đông của Nam Cực, nơi tảng băng D28 vừa tách ra, hoàn toàn khác với phía Tây của lục địa và Greenland, nơi đang nóng lên nhanh chóng do chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu.

Đây là yếu tố phân biệt quan trọng để không bị nhầm lẫn về khái niệm và quy chụp hiện tượng băng tách ra này là do biến đổi khí hậu gây ra.

Theo GS Fricker, đây là khái niệm rõ ràng giúp các nhà khoa học xác định được hiện tượng thiên nhiên, đâu là quy luật tự nhiên và đâu là hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu.

Hai năm trước, tảng băng A68 lớn gấp ba lần D28 cũng từng tách khỏi thềm băng Larsen C ở Nam Cực, khiến giới khoa học không khỏi lo ngại nhưng theo GS Fricker thì lần đó cũng là một hiện tượng bình thường.

Băng to gấp đôi Singapore tách khỏi Nam Cực - Ảnh 3.

Những tảng băng trôi khổng lồ sẽ trở thành mối đe dọa trên đại dương cho đến khi chúng tan thành nước - Ảnh: AFP

Giới khoa học hiện nay, với các thiết bị theo dõi từ không trung, có thể cảnh báo sớm về các tảng băng khổng lồ lang thang trên đại dương nhằm tránh những thảm họa Titanic mới.

Vào năm 2007, hơn 150 hành khách và thủy thủ đoàn đã được sơ tán kịp thời khỏi tàu MS Explorer bị chìm do đụng phải băng trôi ở Nam Cực.

Rùng mình với tảng băng trôi đe dọa cả làng ở Greenland Lo âu với tảng băng trôi khổng lồ từ Nam Cực Latvia: giải cứu 220 người mắc kẹt trên băng trôi
Ý NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa năm 2025 cho hai công trình khoa học xuất sắc đã được ứng dụng.

Trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa cho hồ treo trên vách núi và tủ điện trung thế

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene

Một bé trai ở Mỹ đã hồi sinh kỳ diệu sau khi được điều trị bằng một liệu pháp chỉnh sửa gene hoàn toàn mới.

Kỳ tích y học: Bé trai được cứu sống nhờ công nghệ chỉnh sửa gene
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar