13/09/2020 20:30 GMT+7

Băng tan khiến tài sản tỉ phú giàu nhất nước Nga bốc hơi vùn vụt

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Lớp băng vĩnh cửu tan nhanh do biến đổi khí hậu, đe dọa cơ sở hạ tầng khai thác mỏ của tỉ phú Vladimir Potanin ở Bắc Cực.

Băng tan khiến tài sản tỉ phú giàu nhất nước Nga bốc hơi vùn vụt - Ảnh 1.

Tỉ phú Vladimir Potanin - Ảnh: kremlin.ru

Đầu tháng 9-2020, Hãng tin TASS (Nga) đưa tin tỉ phú Vladimir Potanin - giám đốc Công ty Norilsk Nickel - tiếp tục đứng đầu danh sách các doanh nhân giàu nhất Nga do tạp chí Forbes bình chọn.

Tính đến ngày 5-8, tài sản của tỉ phú Potanin ước tính khoảng 24 tỉ USD. Ông còn đứng trong danh sách 50 người giàu nhất thế giới.

85% tài sản xây dựng trên băng

Norilsk Nickel là nhà sản xuất nickel và palladium lớn nhất thế giới, nhà sản xuất bạch kim, cobalt, đồng đỏ và rhodium hàng đầu thế giới. Norilsk Nickel còn sản xuất vàng, bạc, iridium, selenium, ruthenium và tellurium.

Cuối tháng 5-2020, có đến 21.000 tấn nhiên liệu từ nhà máy nhiệt điện của Norilsk Nickel ở Bắc Cực tràn ra sông gây thảm họa môi trường nghiêm trọng.

Hãng tin TASS cho biết do tai họa đó, trong ngày 4-6, tài sản của tỉ phú Potanin bị bốc hơi đến 1,5 tỉ USD do cổ phiếu mất giá.

Về mặt trực tiếp, vị tỉ phú của Nga đã tiêu tốn hàng trăm triệu USD để giải quyết hậu quả vụ việc.

Vụ tràn nhiên liệu xảy ra với lý do rất bất ngờ. Hôm đó, các trụ móng kho dự trữ nhiên liệu của nhà máy bị sập do lớp băng vĩnh cửu tan.

Đến lúc này tỉ phú Potanin dường như đã nhận ra một thực tế không thể chối cãi: tương lai khai thác mỏ của ông phụ thuộc vào lớp băng vĩnh cửu ở Bắc Cực.

Băng tan khiến tài sản tỉ phú giàu nhất nước Nga bốc hơi vùn vụt - Ảnh 2.

21.000 tấn nhiên liệu (màu đỏ) từ Nhà máy Norilsk Nickel ở Bắc Cực tràn ra sông cuối tháng 5-2020 - Ảnh: TWITTER

Trong khi biến đổi khí hậu đang tăng nhanh ở Siberia (bình quân tăng 3°C trong 30 năm) và nhiệt độ trong khu vực tăng kỷ lục, lớp băng vĩnh cửu tan rất nhanh, kéo theo nhiều cơ sở hạ tầng sụp đổ.

Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (Mỹ) đánh giá 85% đường sá, đường ống dẫn dầu và nhà máy của Norilsk Nickel được xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu đang tan này.

Tỉ phú Potanin đã thừa nhận đánh giá thấp tác động của lớp băng vĩnh cửu vì trước đây cứ nghĩ rằng tài sản khổng lồ của ông khó có thể gánh chịu hậu quả.

Cơ sở hạ tầng cùa Nga cũng bị đe dọa

Không chỉ duy nhất tỉ phú Potanin nhận thấy tiền bạc có nguy cơ không cánh mà bay trong bối cảnh biến đổi khí hậu gia tăng.

Vấn đề của Potanin còn là vấn đề của quốc gia Nga. 60% lãnh thổ Nga được xây dựng trên lớp băng vĩnh cửu.

Viện hàn lâm Khoa học Nga tính toán đến năm 2080 diện tích đóng băng vĩnh cửu của Nga sẽ giảm 25%.

Nếu tính toán này chính xác, có nghĩa là gần 250 tỉ USD cơ sở hạ tầng của Nga sẽ tan thành mây khói theo lớp băng tan chảy.

Băng tan khiến tài sản tỉ phú giàu nhất nước Nga bốc hơi vùn vụt - Ảnh 3.

Nhà máy của Norilsk Nickel ở Bắc Cực - Ảnh: thebarentsobserver.com

Từ lâu, khu liên hợp khai thác mỏ của tỉ phú Potanin đã bị những người bảo vệ môi trường chỉ trích.

Các nhà máy luyện kim của Norilsk Nickel thải khí thải sulfur dioxide (SO2) nhiều nhất thế giới. Do Norilsk Nickel đã chi nhiều khoản tiền khổng lồ để hạn chế tác động đối với sinh thái, hoạt động của công ty vẫn tiếp tục gây hậu quả nặng nề cho Bắc Cực và Trái đất.

Điều nghịch lý là Norilsk Nickel phá hoại môi trường nhưng kim loại nickel do công ty khai thác và chế biến lại là thành phần thiết yếu của dây chuyền sản xuất bình điện xe điện.

Một khi các mẫu ôtô điện mới xuất hiện ồ ạt, nhu cầu nickel dự kiến ​​sẽ bùng nổ, đạt mức 353.000 tấn vào năm 2025 theo đánh giá của Tập đoàn tài chính BMO (Canada).

Palladium cũng trở thành một trong những kim loại đắt nhất thế giới.

Trang Slate bình luận trước nhu cầu như thế, công việc kinh doanh của tỉ phú Vladimir Potanin sẽ tiếp tục khởi sắc với điều kiện ông phải nhanh chóng xem xét đến tương lai của lớp băng vĩnh cửu.

Tỉ phú ở Nga bị chê giàu nhanh nhờ lợi ích nhóm chứ không giỏi

TTO - Các chính khách và kinh tế gia của Nga cảnh báo trong lúc các tỉ phú đôla nằm trong danh sách Forbes thu hút mọi sự chú ý, thì còn hàng chục triệu người dân đang sống ở mức nghèo khổ, thậm chí không đủ tiền mua thực phẩm.

HOÀNG DUY LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar