14/08/2020 09:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Băng qua 'cung đường muối' Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng

Bài và ảnh: NGÔ ĐĂNG KHOA
Bài và ảnh: NGÔ ĐĂNG KHOA

TTO - Nếu du khách có máu mạo hiểm, thích khí sắc độ cao, hẳn không thể thờ ơ với các điểm sinh thái Tây Giang.

Băng qua cung đường muối Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng - Ảnh 1.

Lán nghỉ tạm cho du khách, trên đỉnh Quế (Tây Giang)

Tây Giang là một huyện vùng cao, thuộc miền biên viễn của tỉnh Quảng Nam. Địa giới phía tây của huyện là đường biên với Lào. Cách đây chỉ hơn thập niên, người ở miền xuôi Quảng Nam còn gọi nơi này là "chốn thâm sơn cùng cốc", nhưng bây giờ đã hoàn toàn khác. 

Không phải do bà con đổi mới tư duy, mà thực tế Tây Giang đã khoác lên mình tấm áo mới.

Trên Google Maps, đường lên Tây Giang được thể hiện bằng nhiều con đường nhựa dọc - ngang chạy về đến trung tâm huyện lỵ. Không chỉ đường, cả điện chiếu sáng cũng lung linh đến các buôn, nóc người Cơ-tu, và vào tận cửa khẩu Việt - Lào.

Đừng vội nghĩ chuyện điện, đường bây giờ đã "xưa như trái đất"! Xin thưa: Đây là huyện vùng biên của Quảng Nam; nơi phát tích huyền sử "Cung đường muối " trong thời ác liệt chiến tranh.

Những con đường mới thực sự đã khai mở nhiều tiềm năng của vùng sơn dã. Riêng về phát triển du lịch, trên bản đồ Tây Giang đã phát lộ nhiều điểm đến lý thú, mà chẳng nơi nào có được. 

Băng qua cung đường muối Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng - Ảnh 2.

Hoàng hôn trên đỉnh Quế

Ban ngày, bạn tha hồ hòa điệu hồn với cảnh sắc núi rừng. Nếu sớm mai nắng ấm, hãy tranh thủ leo đèo, lên đỉnh Chơlang ở độ cao 1.500 m. Nơi đây vừa phát lộ rừng đỗ quyên đại thụ, rộng hơn 50 ha. 

Lúc chiều muộn, bạn đừng quên đi ngắm hoàng hôn trên đỉnh Quế. Đây là đỉnh núi cao gần 1.400m, nơi thuở xưa có cây quế rừng cổ thụ. Gốc quế xưa, nay dành chỗ cho khu du lịch cộng đồng. Khách mãn nhãn với cảnh tà dương huyền ảo và được tái hiện không gian "đồi gió hú". 

Đã đến Tây Giang, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thám hiểm vùng biên, chiêm ngưỡng rừng cây di sản pơ mu. Trải dọc theo biên giới, có hơn 2.000 cây pơ mu canh cửa núi rừng, trong đó có nhiều gốc đại thụ, xác định tuổi đời hơn 700 năm.

Băng qua cung đường muối Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng - Ảnh 3.

Nhà Gươl ở Tây Giang

Tối đến, khách có dịp tụ hội ở nhà Gươl, ngay trung tâm huyện lỵ. Nhà Gươl là điểm nhấn văn hóa, trong không gian nhà cổ của tộc người Cơ-tu. Tại đây, bạn sẽ cảm nhận đầy đủ sắc thái văn hóa vùng cao, như vũ điệu cồng chiêng; rượu Ta-vak; cơm lam - muối ớt…

Cảnh và người vùng cao Tây Giang đang rộng cửa mời khách!

Băng qua cung đường muối Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng - Ảnh 4.

Hướng dẫn viên Pơloong Plênh (áo sẫm) dưới gốc cây pơ mu 700 tuổi

Nếu chọn tuyến đường ngắn nhất tên Tây Giang, bạn hãy khởi hành từ thành phố Đà Nẵng. Từ cuối đường Hoàng Văn Thái - Đà Nẵng theo QL.14G, "Tây tiến" lên thị trấn Prao - Đông Giang, đúng 80 km. Đến ngã ba thị trấn (đi Nam Giang - Tây Giang), bạn sẽ thấy biển chỉ đường đi Tây Giang, với hơn 40 km nữa sẽ về đến huyện lỵ Tây Giang.

Nếu bạn là khách từ phía Nam ra, có thể chọn lựa hai địa điểm trên QL.1A hướng về Tây Giang: Ngã ba Cây Cốc - huyện Thăng Bình và ngã tư "đường lên cao tốc" ở thị xã Điện Bàn. Để tránh nhầm đường, bạn nên chọn tuyến theo đường cao tốc - Điện Bàn, rẽ sang QL.14B về hướng Tây. 

Con đường 14B ngoằn ngoèo, chạy lên kết nối với tuyến 14G - cạnh cổng khu du lịch Núi Thần Tài - ước chừng 40 km. Từ đây, chỉ còn con đường độc đạo 14G thẳng tiến Tây Giang. Đến ngã ba xã Tr’Tiêng, bạn dừng nghỉ ở  trạm đón tiếp - du lịch cộng đồng của huyện Tây Giang. Nơi đây, luôn có những chàng trai Cơ-tu sẵn lòng hướng dẫn khách chọn các điểm thăm quan, trải nghiệm.

Nhưng nếu bạn đi du lịch theo tour (không quá 20 người), mọi việc trở nên đơn giản. Anh chàng hướng dẫn viên người Cơ-tu đẹp trai, năng động của du lịch cộng đồng Tây Giang (có tài khoản Facebook cá nhân) Pơloong Plênh sẽ nhanh chóng biết bạn cần gì, đi đâu. Ngoài những vật bất ly thân như chai nước, thuốc chống muỗi, vắt khách tự trang bị; còn muốn thưởng thức các món ăn, hay việc ngủ, nghỉ... đã có Pơloong lo… Chúc quý khách giữ cái chân cho khỏe, để vào ăn trong rừng pơ mu.

Huyền sử "cung đường muối" giờ đây nhiều người Cơ-tu kể và hiểu không đồng nhất. Theo già làng Bh’Riu Pok, "chuyện nớ do cán bộ Kinh nói, từ dạo còn thằng giặc Tây kia…". Đại thể là, dưới thời thuộc Pháp, bà con dân bản vùng này lúc nào cũng "đói muối". Muối ở vùng cao còn quý hơn vàng với người Kinh. Để bà con Cơ-tu không bị "trương cái bụng", bộ đội cụ Hồ phải lặn lội xuống miền xuôi cõng hạt muối lên.

Bộ đội bỏ muối trong gùi, cõng vào được xã Tr’Hy này, phải vượt qua rừng rậm nhiều nhiều "cái khoen rựa". Chưa kịp vào nóc thì muối đã thấm hết trên lưng áo rồi (mồ hôi muối)"!

Thì ra, nghĩa ẩn dụ của "cung đường muối" là lột tả nỗi gian truân, khó nhọc của con đường cõng muối thuở xưa.

Sau chiến tranh, cung đường này lại lập thêm một kỳ tích. Đó là việc lão làng Blâu Bhlao, ở thôn Vòng cầm rựa đi phóng tuyến mở đường lên Khu 7. Giữa rừng núi trùng điệp, già Blâu phải trèo lên ngọn cây cao nhất, chặt ngọn làm dấu. Cả năm trời, già phóng tuyến để làm con đường quanh núi, dài gần 30km. Trước khi có đường này, dân bản phải đi mất 3 ngày mới đến xã, nhưng có đường mới chỉ còn 1 ngày thôi!

Năm 2011 Nhà nước cho khảo sát, mở đường nhựa lên biên giới, lại hoàn toàn khớp với phát tuyến của già Blâu. Vì vậy, con đường nhựa uốn lượn như con lươn, vượt qua đỉnh Quế bây giờ vẫn được mang tên đường Blâu Bhlao…

Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam tiếp tục nhận bài đến ngày 15-8-2020.

Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ phát động tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigon Tourist Group), gồm các chương trình truyền thông, cuộc thi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến hiến kế đóng góp, các bài dự thi của độc giả cả nước Bài dự thi xin gửi về: [email protected].

Xem thêm các bài dự thi .

Băng qua cung đường muối Tây Giang ngắm cây pơ mu canh cửa núi rừng - Ảnh 7.
Bình minh mát lạnh như mùa xuân giữa núi rừng Phi Liêng

TTO - Những ngày nắng mật quyện cùng không khí se lạnh cuối năm là thời điểm đẹp nhất trong năm ở Phi Liêng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Bài và ảnh: NGÔ ĐĂNG KHOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyến bay rung lắc mạnh vì nhiễu động, đồ ăn đổ khắp khoang

Hành khách trên chuyến bay Vietnam Airlines từ TP.HCM - Hà Nội trải qua khoảnh khắc hoảng loạn khi máy bay bất ngờ rung lắc dữ dội. Đồ ăn, nước uống, ly tách bị hất tung khỏi khay, rơi đầy sàn cabin, tiếp viên phải ngồi khom người trong lối đi.

Chuyến bay rung lắc mạnh vì nhiễu động, đồ ăn đổ khắp khoang

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Thành phố Quy Nhơn lộng lẫy nhìn từ trên cao, là nơi đi đâu ta cũng muốn quay về

TP Quy Nhơn, trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh Bình Định, hiện ra thật hiện đại, lộng lẫy xen với chút lãng mạn dưới góc chụp từ flycam của tay máy Nguyễn Phan Dũng Nhân.

Thành phố Quy Nhơn lộng lẫy nhìn từ trên cao, là nơi đi đâu ta cũng muốn quay về

Đà Nẵng cho phép khai thác thể thao mặt nước, có mô tô nước ở nhiều bãi biển và sông Hàn

Để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, khai thác tiềm năng hoạt động vui chơi giải trí mặt nước ven sông Hàn và dọc biển, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành các phương án khai thác cụ thể.

Đà Nẵng cho phép khai thác thể thao mặt nước, có mô tô nước ở nhiều bãi biển và sông Hàn

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được đề xuất các mô hình đặc biệt để phát triển

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được tỉnh Bình Thuận, Đắk Nông kiến nghị những chính sách quan trọng để phát triển và có vai trò quan trọng với tỉnh Lâm Đồng mới.

Đảo Phú Quý, hồ Tà Đùng được đề xuất các mô hình đặc biệt để phát triển

Cận cảnh sân khấu 10.000 chỗ tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025

Tính đến ngày 21-5, việc xây dựng sân khấu và khán đài Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 đang đúng tiến độ đặt ra.

Cận cảnh sân khấu 10.000 chỗ tại Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar