31/07/2024 20:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bảng giá đất ở TP.HCM vẫn đang lấy ý kiến, khó ban hành đúng mốc 1-8

ÁI NHÂN
và 1 tác giả khác

Dự thảo bảng giá đất mới ở TP.HCM dự kiến sẽ ban hành để áp dụng từ 1-8-2024, tuy nhiên đến cuối ngày 31-7, dự thảo này còn đang ở bước lấy ý kiến.

TP.HCM còn khoảng 13.000 thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ yếu ở các huyện ngoại thành - Ảnh: QUANG ĐỊNH

TP.HCM còn khoảng 13.000 thửa đất chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chủ yếu ở các huyện ngoại thành - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo dự thảo quyết định thay thế quyết định 02 của UBND TP do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thì bảng giá đất mới sẽ được ban hành áp dụng từ 1-8-2024.

Trình tự điều chỉnh ra sao?

Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online từ cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, đến cuối ngày 31-7, bảng giá đất mới do Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo vẫn đang ở bước lấy ý kiến, chưa đến bước được thẩm định. 

"Như vậy, mốc thời gian dự kiến ban hành để áp dụng bảng giá đất điều chỉnh từ 1-8 là khó khả thi...", ông Nguyễn Hải Long, cố vấn pháp lý Công ty luật TNHH AGL, nhận định.

Theo ông Long, nghị định 71/2024 có quy định về trình tự điều chỉnh bảng giá đất đối với của UBND cấp tỉnh trải qua các bước gồm: 

Tổ chức thực hiện định giá đất tiến hành xây dựng bảng giá đất (1); Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo tờ trình về việc ban hành bảng giá đất, tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, hoàn thiện dự thảo bảng giá đất (2); Sở tài nguyên và môi trường trình hội đồng thẩm định bảng giá đất (3); Hội đồng thẩm định bảng giá đất thực hiện thẩm định (4); Sở tài nguyên và môi trường tiếp thu, giải trình, chỉnh sửa và hoàn thiện dự thảo bảng giá đất, trình UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất (5).

Ông Long cho rằng với bảng giá đất mà còn nhiều ý kiến lo ngại, tác động đến nhiều nhóm đối tượng, thì cơ quan chủ trì soạn thảo cần nhiều thời gian để đánh giá tác động thật đầy đủ.

Giá đất ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, cần thận trọng

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, TS Phạm Viết Thuận - viện trưởng Viện Kinh tế tài nguyên và môi trường TP.HCM - cho rằng trong các phương pháp xác định giá đất để xây dựng bảng giá đất quy định tại Luật Đất đai 2024 có phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất (trước đây hay gọi là hệ số k). Nghị định 71 năm 2024 hướng dẫn về giá đất cũng có quy định này. 

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tư hướng dẫn rõ cách tính nghĩa vụ tài chính cho những trường hợp sử dụng bảng giá đất nên tạo ra sự lo lắng cho cơ quan thực thi luật tại TP.HCM.

Cũng theo ông Thuận, xây dựng bảng giá đất rất quan trọng, việc tăng giá trong bảng giá đất cần được xem xét kỹ, cân nhắc từng yếu tố bởi nó không chỉ tác động đến người dân, doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng lớn đến môi trường đầu tư. 

Luật Đất đai 2024 cũng đã cho các địa phương sử dụng bảng giá đất cũ đến ngày 31-12-2025, do vậy TP.HCM không nên vội vàng ban hành bảng giá điều chỉnh mới.

Lý do Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho rằng phải ban hành bảng giá điều chỉnh mới thay cho bảng giá đất cũ là do bảng giá đất áp dụng sau ngày 1-8-2024 không còn quy định về hệ số điều chỉnh (bảng giá trước đây có quy định hệ số điều chỉnh - NV) và phải cập nhật giá đất tái định cư.

Ví dụ, trước đây tính tiền sử dụng đất khi người dân chuyển mục đích với diện tích ngoài hạn mức, ngoài việc lấy giá loại đất mới trừ loại đất cũ nhân cho diện tích được chuyển, cơ quan chức năng sẽ nhân với hệ số điều chỉnh 3.5 (vị trí nhà đất ở mặt tiền). 

Tuy nhiên nếu theo cách hiểu hiện nay, khi tính tiền sẽ không nhân với hệ số điều chỉnh mà lấy thẳng giá trong bảng giá đất nhân với diện tích được chuyển.

Nói về việc này, ông Lê Hoàng Châu - chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho rằng hiệp hội rất chia sẻ với quan ngại của Sở Tài nguyên và Môi trường. 

Đồng thời hiệp hội cũng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét để có thể có văn bản giải thích nội dung khoản 1 điều 257 Luật Đất đai 2024, nhằm rõ việc các địa phương có được áp dụng cách tính như luật cũ trong thời gian chờ có bảng giá đất mới cập nhật lần đầu vào 1-1-2026.

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đề nghị UBND TP chưa nên tăng giá đất

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM vừa có công văn gửi UBND TP.HCM đề nghị chưa nên ban hành bảng giá đất điều chỉnh tăng từ 1-8-2024 vì 'chưa cần thiết'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Từng là điểm hẹn không thể thiếu của hàng nghìn gia đình suốt nhiều thập kỷ từ 1974, triển lãm Giảng Võ không chỉ lưu giữ tuổi thơ và thanh xuân của bao thế hệ mà còn là biểu tượng sống động của một Hà Nội năng động, hội nhập.

Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Sun Property (thành viên Sun Group) chính thức ra mắt Sun Costa Residence - “siêu phẩm” đầu tiên trong bộ sưu tập bất động sản cao cấp phiên bản giới hạn mới tại Đà Nẵng.

Ra mắt tổ hợp bất động sản cao cấp bên bờ biển Đà Nẵng

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến ngày 7-5-2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Cả nước có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Gần 19 triệu cổ phiếu NVL của Novaland được các cổ đông lớn và cổ đông nội bộ đăng ký bán, trong đó thành viên gia đình ông Bùi Thành Nhơn là ông Bùi Cao Nhật Quân, bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh và bà Cao Thị Ngọc Sương muốn bán hơn 11,5 triệu cổ phiếu.

Cổ đông lớn ồ ạt bán gần 19 triệu cổ phiếu, chuyện gì đang xảy ra ở Novaland?

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư

Du lịch là mũi nhọn nhưng định hướng mới trở thành trung tâm kinh tế - tài chính - công nghệ cao tạo động lực để Đà Nẵng thu hút dân cư, kéo theo sự phát triển phân khúc bất động sản nhà ở.

Đà Nẵng - từ đô thị du lịch đến ‘miền đất hứa’ để an cư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar