03/04/2022 14:30 GMT+7

Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia

HOÀI PHƯƠNG
HOÀI PHƯƠNG

TTO - Không chỉ được tìm hiểu về kỹ thuật dệt, nhuộm vải batik - một sản phẩm thủ công truyền thống lâu đời của Indonesia, nhiều bạn trẻ Việt Nam còn được tận tay vẽ hoa văn trang trí trên vải batik từ nghệ nhân.

Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia - Ảnh 1.

Trải nghiệm trang trí hoa văn trên vải batik - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Sáng 3-4, tại Áo dài Exhibition (quận 1, TP.HCM), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM phối hợp Tổng lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM và Bảo tàng Áo dài tổ chức buổi trình diễn, giới thiệu vải batik và áo dài Việt Nam với chủ đề "Áo dài - Batik, nơi di sản hội tụ".

Tham dự sự kiện có ông Agustaviano Sofjan - tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM, ông Đỗ Việt Hà - chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, ông Lê Trương Hiền Hòa - phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áo dài, bà Venny Afwanny Alamsyah - nghệ nhân vải batik của Indonesia, đại diện các tổng lãnh sự Ấn Độ, Thái Lan, Hà Lan, Malaysia, Lào...

"Batik được xem là nghệ thuật thủ công đã trở nên phổ biến và nổi tiếng trên toàn cầu. Ở Indonesia, batik là một phần của truyền thống cổ xưa, được lưu giữ cho đến ngày nay. Thông thường ở Indonesia, vào thứ sáu hằng tuần mọi người sẽ mặc batik khi tham gia các hoạt động cộng đồng.

Ngày nay, batik được cải tiến theo xu hướng và phong cách thời trang mới nên batik được sử dụng trong bất cứ hoàn cảnh nào" - ông Agustaviano Sofjan, tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM, cho biết.

Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia - Ảnh 2.

Trình diễn áo dài Việt Nam - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Trong chương trình, khán giả được nhìn ngắm bộ sưu tập áo dài mang tên Lịch sử áo dài Việt Nam và những mẫu thiết kế độc đáo được các nhà thiết kế sử dụng chất liệu vải batik của Indonesia qua phần trình diễn của các bạn trẻ, sinh viên đến từ các trường đại học.

Đặc biệt, bộ áo dài Việt Nam hoa văn chim phượng hoàng được may trên nền vải batik của Indonesia cũng trở thành điểm nhấn khác trong chương trình. 

Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia - Ảnh 3.

Bộ áo dài thiết kế từ vải batik (giữa) và những mẫu áo dài khác của Việt Nam - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Phần mong đợi nhất trong sự kiện sáng nay là workshop thực hành vẽ trên vải batik do nghệ nhân Indonesia Venny Afwanny Alamsyah hướng dẫn. Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc chuyển giao và chia sẻ kiến thức về batik và các sản phẩm dệt truyền thống của Indonesia đến hơn 112 quốc gia. 

Nghệ nhân Venny Afwanny Alamsyah đã hướng dẫn các bạn trẻ trang trí hoa văn trên vải batik một cách tỉ mỉ.

Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia - Ảnh 4.

Nghệ nhân Venny Afwanny Alamsyah chia sẻ về hoa văn vải batik - Ảnh: PHƯƠNG NAM


Bạn trẻ trải nghiệm vẽ trang trí trên vải batik của Indonesia - Ảnh 5.

Bà Venny Afwanny Alamsyah hướng dẫn các bạn trẻ trang trí hoa văn trên vải batik - Ảnh: PHƯƠNG NAM

Các đại biểu, sinh viên tham gia chương trình có thêm nhiều thông tin hữu ích về batik qua phần chia sẻ của Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.HCM Agustaviano Sofjan.

Theo đó, batik là một loại vải thông dụng, phổ biến ở Indonesia, có sự gắn bó mật thiết trong đời sống của người dân bản địa. Batik được sử dụng trong những sự kiện quan trọng của đời người, như dùng để quấn trẻ sơ sinh, dùng trong lễ cưới hỏi... Vào năm 2009, batik được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Ngắm áo dài Việt dùng vải Nhật trong bộ sưu tập May

TTO - Bộ sưu tập "May" với áo dài sử dụng chất liệu vải Nhật cao cấp không nhăn, thiết kế cổ tròn đi với quần tây ống rộng thích hợp với phụ nữ ở mọi ngành nghề.

HOÀI PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư

Vào đầu tháng 8, một sân khấu mới tinh sẽ ra mắt tại TP.HCM. Vở diễn đầu tiên sẽ có sự góp mặt của nghệ sĩ Hoài Linh.

Hoài Linh sẽ diễn trên Sân khấu Mới, vai ông già Nam Bộ từ truyện Nguyễn Ngọc Tư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar