07/06/2023 14:54 GMT+7

Bạn trẻ đến chật kín hội trường gặp cựu phi hành gia NASA

Hai hội trường tại Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM không còn chỗ trống khi đón hàng ngàn học sinh, sinh viên trong buổi chia sẻ của cựu phi hành gia NASA.

Bạn trẻ đến chật kín hội trường gặp cựu phi hành gia NASA - Ảnh 1.

Cựu phi hành gia NASA Michael Baker chia sẻ với sinh viên - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Buổi giao lưu với cựu phi hành gia NASA Michael Baker và bác sĩ trên tàu vũ trụ NASA Josef Schmid là hoạt động chính trong Tuần lễ NASA Việt Nam, được tổ chức tại thành phố Thủ Đức ngày 7-6.

Cảm xúc khi nhìn về Trái đất

Ông Michael Baker "đầu quân" cho NASA trong giai đoạn 1985-2017. Suốt sự nghiệp viễn thám, cựu phi hành gia này thực hiện 965 giờ bay ngoài không gian.

Tại buổi giao lưu ngày 7-6, ông Baker dành nhiều thời gian truyền cảm hứng cho các bạn trẻ tham dự bằng những câu chuyện về các chuyến vào không gian.

Ông lần lượt giải thích về môi trường làm việc, sinh hoạt trên các chuyến tàu con thoi, trên Trạm ISS và cho khán giả xem những bức ảnh ghi lại hành trình vào vũ trụ của mình.

Ông Baker cho rằng xúc động nhất với bất kỳ một phi hành gia nào là khoảnh khắc lần đầu nhìn Trái đất từ không gian. Trong mắt họ, Trái đất bấy giờ như lọt thỏm giữa một không gian vô định thăm thẳm.

Giây phút ấy khiến ông rất… cô đơn. Nhưng ngay sau đó trong ông lại xuất hiện cảm giác trách nhiệm. Bởi giữa không gian bao la ấy, Trái đất là hành tinh có sự sống. Vì vậy ông thấy cần phải góp phần bảo vệ hành tinh đặc biệt của mình.

Những bức ảnh cựu phi hành gia Baker mang đến khiến khán giả trầm trồ về những góc nhìn Trái đất tuyệt đẹp, từ Mỹ, Cuba đến Trung Quốc, Singapore,… Nhiều vẻ đẹp đặc biệt, như một ngọn núi lửa, một hòn đảo có hình thù kỳ lạ hoặc một vùng đất tuyết bao phủ mùa đông.

"Những trải nghiệm khiến tôi suy nghĩ, việc bay lên không gian khám phá vũ trụ thực chất cũng là cơ hội để chúng ta hiểu và trân quý về chính hành tinh của mình - Trái đất", ông Michael Baker nói.

Bạn trẻ đến chật kín hội trường gặp cựu phi hành gia NASA - Ảnh 2.

Bác sĩ Josef Schmid chia sẻ với học sinh, sinh viên ngày 7-6

Bác sĩ NASA: Mỗi bạn trẻ nên tìm một người hướng dẫn

Với bác sĩ Josef Schmid, nhiệm vụ của ông có phần lặng lẽ hơn: giữ sức khỏe, thể trạng tốt nhất cho các phi hành gia trong mỗi hành trình. Ông đảm bảo các chỉ số cơ thể của phi hành gia, các lịch trình vận động và chế độ ăn uống hiệu quả nhất cho phi hành gia trong môi trường không trọng lực.

Một công việc khác là hỗ trợ các phi hành gia sau khi họ trở về Trái đất. Các bác sĩ lên lộ trình cho phi hành gia phục hồi và hạn chế tối đa những tác động lên các bộ phận cơ thể vì thay đổi môi trường từ vũ trụ về lại mặt đất.

Chia sẻ với học sinh, sinh viên, ông nói trở thành một bác sĩ y khoa phục vụ cho các phi hành gia là con đường rất dài, có thể từ 10-15 năm hoặc hơn. Sau khi tốt nghiệp trường y, bạn sẽ phải học nội trú, chuyên khoa và tích lũy thêm các khóa đào tạo trở thành bác sĩ phi hành gia.

Bác sĩ Schmid thừa nhận trước đây mình không học giỏi. Nhờ một quyển sách, ông bắt gặp được cách học phù hợp nhất với cá nhân ông, đó là thường xuyên trao đổi, thảo luận với bạn bè để nghe được nhiều ý kiến, góc nhìn khác nhau về cùng một vấn đề.

Kế đó là liên tục đặt câu hỏi và tìm cách kiểm nghiệm những giả thuyết y khoa xuất hiện trong ông, xem có đúng trong thực tế hay không. Qua nhiều lần thực hành và kiểm nghiệm, ông đã cải thiện khả năng học tập của mình rất nhanh.

Một lời khuyên khác của ông là nếu muốn theo đuổi một sự nghiệp nào, các bạn trẻ cần cố gắng tìm được một người hướng dẫn thực sự yêu thích công việc ấy. Họ sẽ tiếp lửa thêm cho bạn về ước mơ nghề nghiệp.

Họ còn có những kinh nghiệm trong nghề mà bạn có thể học hỏi. Họ có thể giúp đưa ra những lưu ý, hướng dẫn cho lộ trình sự nghiệp của bạn.

Bạn trẻ đến chật kín hội trường gặp cựu phi hành gia NASA - Ảnh 3.

Đại sứ Mỹ Marc Knapper (trái) tham gia sự kiện

Sinh viên hỏi làm sao trở thành phi hành gia?

Ông Michael Baker cho biết đó là một hành trình vô cùng thử thách mà muốn theo đuổi, bạn trước hết phải có một đam mê vô cùng lớn.

Ông chia sẻ các phi hành gia cho NASA phần lớn đều xuất phát từ phi công máy bay. Phân nửa số đó từng phục vụ cho quân đội. Nghĩa là, một người bình thường muốn trở thành phi hành gia thường sẽ có kinh nghiệm làm phi công trước.

Đó mới chỉ là điều kiện cần. Ông tiết lộ trong số 16.000 đơn ứng tuyển từ các phi công, qua nhiều vòng xét duyệt và huấn luyện, cuối cùng chỉ có khoảng 10 người trở thành phi hành gia. Các chương trình tuyển chọn luôn vô cùng khắc nghiệt.

Tuy nhiên, cựu phi hành gia Michael Baker gợi ý thêm các bạn trẻ đam mê, muốn làm việc cho các đơn vị khám phá không gian, có thể lựa chọn những hướng đi khác như kỹ sư, công nghệ thông tin hay bác sĩ… Từ đó, bạn có thể đảm nhiệm nhiều đầu việc khác trong các công ty, cơ quan về vũ trụ, ngoài việc trở thành phi hành gia.

Giao lưu với phi hành gia tại Tuần lễ NASA

Ngày 5-6, Tuần lễ NASA Việt Nam đã khai mạc tại tỉnh Hậu Giang, đây là lần đầu tiên chương trình được tổ chức tại một quốc gia ở Đông Nam Á.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar