TTCT - Với người dân ở bản Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chuyện mỗi cặp vợ chồng đẻ chín, mười đứa con vẫn được xem... là bình thường. Bản này chỉ có 123 hộ gia đình, nhưng... tới 800 nhân khẩu. Phóng to Đứa con đầu của Hồng Văn Dình - Hồng Thị Xía, 18 tuổi - cũng đã bắt được chồngTTCT - Với người dân ở bản Mỏ Ba, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), chuyện mỗi cặp vợ chồng đẻ chín, mười đứa con vẫn được xem... là bình thường. Bản này chỉ có 123 hộ gia đình, nhưng... tới 800 nhân khẩu. Theo chân trưởng bản Phạm Tuấn Tú, chúng tôi đến thăm nhà ông Ngô Văn Sùng, 51 tuổi, một “kỷ lục gia” của thôn bản về sinh đẻ vỡ kế hoạch: 19 đứa con. Ông đang ngồi ngay trước cửa mái nhà (tranh vách đất), nhìn về phía cánh rừng, thấy khách đến thăm, ông mời chúng tôi vào nhà. Trong nhà, hơn chục đứa con, cháu lít nhít, đứa quần áo phong phanh, đứa cởi truồng, mũi dãi thò lò xúm xít xung quanh. “Kỷ lục” đẻ Nói về chuyện có quá nhiều con, ông Sùng chống chế: “Tôi có hai bà vợ, bà cả có mười đứa, còn bà hai có chín đứa. Nếu tính con của tôi với từng bà thì chưa phải là nhiều con nhất trong bản”. Hỏi tên, tuổi đứa con đầu của ông, ông thật thà: “Không nhớ, không biết”. Hỏi tiếp: “Vậy ông có nhớ tên đứa nào không?”. “Có chứ! Tên của chúng nó là mình đặt mà! Nhưng chỉ nhớ tên thôi còn tên ấy của đứa nào thì không biết đâu”. Lần này ông trả lời ngượng nghịu hơn. Phóng to Ở tuổi ngoài 50 nhưng trông ông Sùng vẫn còn cường trángTheo lời ông Sùng thì năm 16 tuổi, ông đã theo đám trai trong làng đi bắt vợ. Vợ ông, bà Lý Thị Chi, kém ông 3 tuổi. Sau một mùa nương ăn ở với nhau, đứa con đầu lòng cất tiếng khóc chào đời. Khi đứa đầu còn chưa biết đi thì bà “hạ” tiếp đứa thứ hai, rồi thứ ba, sòn sòn năm một, năm một cho đến đứa thứ tám mới ngơi nghỉ. Đã có với bà cả tám mặt con, nhưng ông Sùng vẫn “phải lòng” bà Vương Thị Nhung, sinh năm 1959. Bà này đã có hai đứa con, chồng chết sớm. Từ đó, cứ ba năm hai đứa, trong vòng hơn chục năm bà Nhung sinh cho ông chín đứa con. Còn bà cả thì tiếp tục sinh thêm hai đứa. Vậy là 19 đứa con đẻ cộng thêm hai đứa con riêng của bà hai, ông Sùng có cả thảy 21 người con. Khác với ông Ngô Văn Sùng, anh Hồng Văn Dình dù chỉ mới trên 30 tuổi nhưng đã có mười đứa con. Ở tuổi 14 Dình đã đi làm rể, vợ Dình, chị Vương Thị De hơn Dình 1 tuổi. 16 tuổi Dình đã làm cha. Từ đó đến nay, chị De cứ đều đặn “sản xuất” con và đã được ba con trai, bảy con gái. Phóng to Trẻ con có mặt ở mọi nơi trong bảnĐứa con đầu tên Hồng Thị Xía, 18 tuổi, lớn hơn mẹ thời lấy cha, cũng vừa mới bắt được chồng tháng trước. Còn đứa út thì đang địu trên lưng mẹ. “Còn có ý định đẻ thêm không?”. Tôi hỏi. “Nếu cái vợ mình mà có thì vẫn cứ đẻ”. Dình thản nhiên trả lời. Dình còn cho biết số con mình có hiện chỉ bằng số con của bố mẹ mình. Đứa con út của bố Dình bằng tuổi đứa con thứ tư của Dình. Trên Dình còn hai anh trai, số lượng con cái của họ cũng gần bằng của cha và em trai mình. Ông Đào Văn Tư - phó bản Mỏ Ba (từ năm 2004) - cũng không kém cạnh gì với... 13 đứa con. Lý giải cho việc đẻ nhiều của mình, ông này nói: “24 năm mà đẻ có 13 đứa là thuộc diện đẻ thưa của bản. Còn mấy đứa thanh niên ấy, năm ngoái mới đi uống rượu mừng đám cưới chúng nó, nhoằng một cái đã thấy chúng có đứa lớn đứa bé rồi...”. Trong cuốn sổ quản lý nhân khẩu nhà trưởng bản Tú, còn hàng loạt những hộ gia đình đang nhăm nhe “chiếm ngôi kỷ lục gia” của ông Sùng. Như là cặp vợ chồng Hồng Văn Nó 30 tuổi - Vương Thị Dàn 29 tuổi đã có chín đứa con, Vương Văn Khìn, Trương Thị Lý 32 tuổi cũng 9 đứa... Học ít đẻ nhiều Phóng to Hai đứa con thứ 9, thứ 10 của bà Chi với ông Sùng và cũng là đứa thứ 18, thứ 19 trong gia đìnhMỏ Ba có 123 hộ gia đình với gần 800 nhân khẩu, bao gồm các dân tộc Mông; Dao; Nùng; Bana, Sán Dìu; Tày; Kinh. Trong đó có 63 hộ người Mông, với gần 500 nhân khẩu, chiếm gần 60% dân số của bản, trung bình mỗi hộ dân người Mông có khoảng 6 đứa con. Cũng vì sinh đẻ “vô tổ chức” mà 58/63 hộ người Mông đói nghèo, thất học; nhiều nhà trong bản đã ăn hết cả ngô dự trữ trong nhà. Đông con, bữa mèn mén, bữa rau rừng, chỉ tội đám trẻ con. Cô Nguyễn Thị Hảo - hiệu trưởng Trường tiểu học Tân Long ở Mỏ Ba cho biết trường có trên 100 học sinh, với 90% học sinh là dân tộc Mông. Việc tiếp xúc và truyền đạt kiến thức cho các em rất khó khăn. Các cô giáo phải bám dân, bám bản động viên các cha mẹ cho con em đi học, phải chia sẻ từng bát cơm cho các em. Ông Lăng Viết Thắng - Chủ tịch xã Tân Long cho biết, tình trạng gia tăng dân số ở bản Mỏ Ba đang là vấn đề nổi cộm của xã. Đảng ủy, chính quyền xã cùng các tổ chức đoàn thể đã “tốn” nhiều cuộc họp bàn tìm giải pháp kế hoạch hóa gia đình cho Mỏ Ba song không hiểu sao đồng bào vẫn cứ đẻ nhiều.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy bị cảnh cáo, nguyên bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật THÀNH CHUNG 17/07/2025 Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy bị Bộ Chính trị cảnh cáo do có vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng. Nguyên bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật.
Bộ Ngoại giao lên tiếng vụ hai phụ nữ Hàn Quốc hành hung cô gái Việt THANH HIỀN 17/07/2025 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh và làm rõ các thông tin liên quan để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Vụ án khu dân cư Phước Thái: Cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh hầu tòa HÀ MI 17/07/2025 Sau khi xét xử giai đoạn 1 vụ án khu dân cư Phước Thái, ngày 17-7, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đưa ông Võ Văn Chánh cựu phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai ra xét xử.
Cấm đỗ xe hơi trong trụ sở phường khi đến làm thủ tục hành chính? NGUYỄN HOÀNG 17/07/2025 Người dân phản ánh khi lái xe hơi đến trụ sở UBND phường Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) để giải quyết thủ tục hành chính nhưng bị dân quân tự vệ ngăn cản, không cho đỗ xe ở khuôn viên trụ sở, mặc dù bên trong vẫn còn nhiều chỗ trống.