20/03/2009 08:05 GMT+7

Bản quyền nhạc Việt - vi phạm vẫn cao

PHẠM THÀNH NHÂN
PHẠM THÀNH NHÂN

TT - “VN đã có những chuyển biến tích cực trong việc thực thi quyền tác giả, quyền liên quan trong suốt một năm qua, nhưng bấy nhiêu vẫn còn chưa đủ” là ý kiến đồng thuận của các nhạc sĩ, nhà báo, nhà khoa học trong hội thảo về vấn đề bản quyền tại VN được tổ chức chiều 16-3 tại ĐH KHXH&NV TP.HCM.

Phóng to

Tiến sĩ Michael Yuan trình bày những tác động tiêu cực của vi phạm bản quyền đối với nền kinh tế sáng tạo - Ảnh: P.T.N.

Một năm trước, khi tìm đến VN để tìm hiểu về thực trạng vi phạm bản quyền, các giáo sư Koji Domon, Kiyoshi Nakamura (ĐH Waseda, Nhật Bản) đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên khi chứng kiến những hành vi xâm hại quyền tác giả diễn ra tràn lan, công khai trước sự xót xa, bất lực của các chủ sở hữu (Tuổi Trẻ 28-1-2008).

Lần trở lại này, ông bất ngờ vì sự tiến bộ của VN khi được biết về hoạt động của Trung tâm Bảo vệ bản quyền tác phẩm âm nhạc VN (VCMPC), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm VN (RIAV). Sự bất ngờ của hai vị giáo sư dù vậy mau chóng tan biến khi các nhạc sĩ chứng minh mình chưa được bảo vệ đầy đủ, vẫn phải loay hoay tự vệ.

Nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn mang đến hội thảo câu chuyện của anh: trên chuyến taxi từ sân bay về nhà, anh được người tài xế mở cho nghe đĩa nhạc “của Trần Mạnh Tuấn” gồm những tác phẩm anh từng trình tấu chép chung với phần biểu diễn của những người nào đó anh không hề biết. Và thay vì phân trần với người tài xế, Trần Mạnh Tuấn ký tặng anh một album chính thức và xem đó như một kỷ niệm trong đời. Anh nói: “Tôi rất cảm ơn ai đó đã đánh giá cao Trần Mạnh Tuấn khi để tên tôi, in hình tôi lên chiếc đĩa ghép ấy, nhưng đó chính là vi phạm bản quyền”.

Tất nhiên nghệ sĩ cũng hiểu khi những vi phạm lớn hơn vẫn chưa ai dẹp nổi, thì chuyện sản phẩm âm nhạc của anh không còn toàn vẹn sau khi bị sao chép chỉ là chuyện cỏn con. Bên lề hội thảo, Trần Mạnh Tuấn còn cho biết thêm: “Có nhiều website, công ty đến gặp tôi đề nghị làm đại diện bản quyền, nhưng khi xem lại những bản hợp đồng thì hầu hết đều chỉ tập trung vào quyền lợi khai thác tác phẩm của họ chứ không phải bảo vệ nghệ sĩ”.

Nhạc sĩ Quốc Bảo khẳng định anh không trông mong gì vào sự bảo vệ của các cơ quan chức năng nên đành chọn cách phát hành album với số lượng rất hạn chế. Anh nói: “Album sắp tới của tôi sẽ chỉ phát hành khoảng vài trăm bản, chủ yếu cho giới sưu tập”. Song như chính anh cũng phải thừa nhận không thể bảo đảm rằng album sẽ không bị sao chép. Thậm chí với số lượng phát hành ít ỏi như vậy, những album sao chép lại được dịp khuếch trương khi những người muốn nghe không tìm được đĩa chính thức.

Ý kiến của một nữ sinh viên đã gây bất ngờ cho hầu hết diễn giả khi cô khẳng định đối với người hâm mộ không có chuyện mua đĩa lậu. “Em và các bạn vẫn luôn tìm mua đĩa gốc của các ca sĩ thần tượng trong nước và nước ngoài dù giá cả khá đắt. Chúng em cho rằng đó chính là cách thiết thực nhất để thể hiện tình cảm của mình đối với thần tượng, và nếu như mỗi nghệ sĩ có được một lực lượng ủng hộ đủ mạnh, họ có thể tuyên chiến với nạn vi phạm bản quyền”.

Giáo sư Nakamura lại kể một câu chuyện khác khi ông vào một tiệm đĩa tại Trung Quốc, gặp nhóm bạn trẻ đang mua đĩa chép của các ca sĩ Nhật. Trả lời câu hỏi vì sao lại mua đĩa chép khi các bạn tự nhận là người hâm mộ của những thần tượng kia, nhóm bạn đáp: “Vì đĩa chép giá chỉ có 9 tệ trong khi đĩa gốc tới gần 60 tệ”.

Người hâm mộ VN hẳn sẽ chia sẻ điểm này khi so sánh mức giá đĩa. Nhưng “khi mua đĩa gốc, bạn không phải chịu cảm giác phạm tội”. Ông Trương Ngọc Minh, đại diện website pops.vn, tin tưởng vào điều này, cho dù như chính ông cho biết những doanh nghiệp tiên phong trong việc chi trả phí bản quyền vẫn chưa nhận được sự bảo vệ, vẫn đang phải từng ngày cạnh tranh với các website download nhạc bất hợp pháp.

Một năm nhìn lại vẫn thấy khó có đối tác nào đủ can đảm bắt tay với VN, và cuối cùng thì chính công chúng phải chịu hậu quả cho thói quen nhạc chùa, đĩa chép, phim lậu của mình.

Tỉ lệ vi phạm xếp thứ ba khu vực

15 tỉ đồng mà VCMPC thu được trong năm 2008 là con số đáng khích lệ. Hợp đồng trả phí bản quyền giữa RIAV với các website nhạc số có giá trị trung bình 1 tỉ đồng/năm cho thấy sự tiến bộ về ý thức của người sử dụng âm nhạc cũng như thắng lợi của công tác bảo vệ bản quyền tác phẩm. Những đợt thanh tra sắp tới của Bộ VH-TT&DL đối với các website, doanh nghiệp cũng khẳng định ý chí giải quyết vấn nạn vi phạm quyền tác giả tại VN từ cơ quan chức năng.

Tất cả những điều trên đã giúp kéo giảm tỉ lệ vi phạm của VN từ 92% trong năm 2004 xuống còn 85% trong năm 2007. Song 85% vi phạm vẫn còn là một con số khổng lồ (xếp thứ ba khu vực châu Á - Thái Bình Dương) đủ làm chùn bước các hãng băng đĩa, nghệ sĩ quốc tế khi có ý định tiếp cận thị trường VN.

PHẠM THÀNH NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Concert Lady Gaga ảm đạm ở Singapore: Đã hết thời sốt vé như Taylor Swift?

Dù được kỳ vọng sẽ nối tiếp cơn sốt ca nhạc khu vực, các buổi biểu diễn của Lady Gaga tại Singapore lại có doanh số ảm đạm và nhu cầu lưu trú sụt giảm đáng kể, trái ngược hoàn toàn với sự bùng nổ từng thấy ở Taylor Swift hay Coldplay.

Concert Lady Gaga ảm đạm ở Singapore: Đã hết thời sốt vé như Taylor Swift?

Tùng leo một ngọn núi tự sự

Sau những concert hoành tráng, chán chê hò reo khản cả giọng, nhạc của Tùng lại khiến người yêu nhạc rơi vào một bầu khí quyển rất khác.

Tùng leo một ngọn núi tự sự

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Tại sự kiện có nhiều giọng ca thực lực, Hà Nhi hát live bài mới và nói đàn chị Lệ Quyên hát hay hơn cô. Lệ Quyên 'cãi' và lôi cả anh cả Bằng Kiều vào cuộc.

Bằng Kiều nhận xét: Hà Nhi có một giọng hát xoang bẩm sinh

Kỳ công của André Rieu

Trong thế giới âm nhạc, André Rieu có thể không bao giờ là nghệ sĩ violin vĩ đại nhất, nhưng ông là người phù phiếm nhất.

Kỳ công của André Rieu

Jazz, một gã nghệ sĩ hơi bất cần nhưng luôn thành thật

'Nếu jazz là một con người thì chắc hẳn đó sẽ là một gã nghệ sĩ lang thang, tự do, hơi bất cần, nghịch ngợm, nhưng luôn thành thật một cách lạ lùng. Không ồn ào, chẳng cần chứng minh, nhưng mỗi lần cất tiếng lại khiến người ta phải ngoái nhìn...'

Jazz, một gã nghệ sĩ hơi bất cần nhưng luôn thành thật

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ rằng anh bất ngờ và hạnh phúc khi Viết tiếp câu chuyện hòa bình tiếp tục được lan tỏa qua đề thi văn dành cho học sinh THPT.

Viết tiếp câu chuyện hòa bình vào đề thi văn: Điểm thi thấp chắc nhớ nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung lắm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar