27/10/2008 16:45 GMT+7

Bản lĩnh đàn ông

HOA HỒNG NHUNG
HOA HỒNG NHUNG

TTO - Sau ngày 20-10, tôi có dịp trò chuyện với chị bạn đồng nghiệp, câu chuyện của chị làm tôi suy nghĩ mãi. Chị bảo ngày 20-10 chị nhận được nhiều lời chúc tốt đẹp từ bạn bè và đồng nghiệp, nhưng chị chưa thật sự hạnh phúc bởi điều ước đơn giản của chị sẽ không bao giờ thành hiện thực: được chồng nấu bữa cơm cho cả nhà nhân ngày này.

Phóng to
Có phải “đàn ông, con trai làm việc nhà, vào bếp là mềm yếu, thiếu bản lĩnh?...” - Ảnh chỉ mang tính minh họa
TTO - Sau ngày 20-10, tôi có dịp trò chuyện với chị bạn đồng nghiệp, câu chuyện của chị làm tôi suy nghĩ mãi. Chị bảo ngày 20-10 chị nhận được nhiều lời chúc tốt đẹp từ bạn bè và đồng nghiệp, nhưng chị chưa thật sự hạnh phúc bởi điều ước đơn giản của chị sẽ không bao giờ thành hiện thực: được chồng nấu bữa cơm cho cả nhà nhân ngày này.

Chị vừa là người làm thuê vừa là người chủ vì ngoài việc phụ trách kinh doanh cho một công ty, chị còn là chủ của một doanh nghiệp nhỏ. Vậy mà ngày nào cũng vậy, chị phải chu toàn hai bữa ăn trưa và chiều cho cả gia đình.

Chồng chị quan niệm phụ nữ dù làm việc gì cũng phải tự tay đi chợ, nấu cho gia đình các bữa ăn hoàn hảo, nghĩa là phải đủ ba món mặn, canh, xào hoặc rau. Từ lâu, anh đã “rèn” chị vô “nếp” ấy. Chị tâm sự, lúc mới cưới nhau, thời gian rảnh nhiều vì ngoài giờ làm việc không phải bận bịu con cái, chưa làm thêm bên ngoài, nên việc chu tất các bữa cơm gia đình không có gì khó khăn. Còn bây giờ quá bận bịu, giá như anh ấy chia sẻ cùng chị hoặc quan niệm thoáng hơn, hôm nào vợ quá mệt thì cả nhà đi ăn ngoài thì sẽ đỡ vất vả cho chị.

Câu chuyện của chị làm tôi nhớ lại cảnh hôm đến thăm thầy giáo cũ. Thầy lúng túng với mớ rau, mớ cải nấu canh mà thầy không biết cho cái gì vô trước, cái gì vô sau, nêm nếm thì hôm lạt hôm mặn. Từ ngày cô mất, con cái ở xa, thầy phải tự lo cơm nước. Việc ấy đối với thầy khó khăn hơn cả việc làm hiệu trưởng của một trường hơn 30 giáo viên.

Thầy nói hôm nào nấu cơm, ăn cơm thầy cũng buồn và nhớ cô, thương cô cả đời vất vả với chồng con, và giá như... Tôi hiểu thầy định nói giá như lúc cô còn sống thầy chia sẻ với cô chuyện bếp núc thì cô đã đỡ vất vả hơn...

Ngày nay xã hội tạo điều kiện cho phụ nữ được làm việc, có thu nhập ổn định, được tham gia nhiều hoạt động văn hóa, xã hội, kinh tế… trong khi đó, vẫn còn rất nhiều người đàn ông Việt Nam còn suy nghĩ việc nhà, việc cơm nước, lo cho con cái là của vợ. Chính hai điều ấy lại đặt lên vai người phụ nữ ngày nay quá nhiều trách nhiệm. Vô tình người phụ nữ ngày xưa thường được ví von bằng hình ảnh “thân cò lặn lội” thì ngày nay “thân cò lặn lội nhiều hơn”.

Tôi nghĩ xã hội đã làm hết trách nhiệm của mình, đã khuyến khích đàn ông chia sẻ việc nhà với vợ. Còn lại là trách nhiệm của mỗi gia đình, đặc biệt là trách nhiệm của những người phụ nữ - những người đã thấu hiểu nhiều nhất việc này. Nếu gia đình nào cũng rèn luyện con trai, cháu trai của mình ngay từ nhỏ đã biết giúp bà, giúp mẹ, giúp chị thì sau này chắc chắn họ sẽ biết giúp vợ.

Hãy thay đổi quan niệm “đàn ông, con trai làm việc nhà, vào bếp là mềm yếu, thiếu bản lĩnh đàn ông” mà đó là người đàn ông sống có trách nhiệm, biết chia sẻ với những người thân yêu nhất của mình. Đó mới là người đàn ông hoàn hảo, là người đàn ông đích thực.

Và điều ước giản đơn như chị bạn đồng nghiệp của tôi sẽ là điều có thể.

HOA HỒNG NHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Anh sợ một mai em buông tay, căn nhà này sẽ trống vắng không chỉ bởi thiếu đi tiếng cười.

Chỉ cần nghe tiếng cười của em và con

Khi gia đình mất kết nối

Một số gia đình đang bị mất kết nối khi vợ chồng chỉ còn là vỏ bọc bên ngoài, không thể nói chuyện cùng nhau. Ba mẹ với con cái cũng vậy.

Khi gia đình mất kết nối

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Với không ít bạn trẻ, tiền bạc có thể không phải là thước đo tình yêu. Nhưng trong nhiều trường hợp, tài chính lại là phép thử cay đắng nhất.

Yêu hết mình, chia tay hết hồn!

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Trong mùa đại lễ 30-4, khoảnh khắc cô gái tặng hoa cho chiến sĩ trong đoàn diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước bất ngờ gây sốt mạng xã hội.

Cô gái tặng hoa và chiến sĩ diễu binh: Vẫn giữ liên lạc, lời hứa hẹn chưa thể nói

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'

Đàn ông không hề vô tâm, chỉ là do đang ưu tiên cho mục tiêu quan trọng hơn trong từng giai đoạn của cuộc đời. Họ thường nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất và ít phức tạp nhất.

Đừng bắt đàn ông phải mở 'hộp mù tâm lý'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar