05/09/2014 12:12 GMT+7

Bản lĩnh của cô học trò mồ côi

MỸ DUYÊN
MỸ DUYÊN

TTO - Lớp 2, mẹ mất vì bị bệnh động kinh. Lên lớp 9, người bố cũng qua đời bởi căn bệnh ung thư phổi. Bốn chị em dìu nhau từ Lâm Đồng chọn TP.HCM là nơi dừng chân.

Chiếc bàn nhỏ là nơi học tập chung của Hồng Linh và Đạt vào mỗi buổi tối -  Ảnh: Mỹ Duyên

Thấm thoát đã 2 năm chị em Lương Thị Hồng Linh đến TP.HCM. Nỗi buồn cũng vơi dần trên khuôn mặt thông minh và phúc hậu. Nhưng, giọng nói, ánh mắt của cô nữ sinh lớp 11A1 trường THPT Sương Nguyệt Anh, Q.10 - không giấu được sự lo lắng, rụt rè khi tiếp xúc với người lạ.

Trăm nỗi lo

Căn phòng chỉ khoảng 6m2 ngụ tại đường Nguyễn Duy Dương, Q.10 là nơi Linh cùng Đạt sinh sống gần 2 tháng qua. Đối với hai em trong căn phòng đó, tài sản quý nhất chính là tủ sách vở - nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm, kỷ vật quý của gia đình.

Trước đây, Linh thuê phòng tại Q.5 nhưng phòng trọ khá xa trường học, hai chị em lại không có phương tiện di chuyển nên chị Lan, chị Phương – hai người chị đầu của Linh và Đạt tìm một căn phòng gần trường, tiện cho hai em đi bộ.

Một người đi làm ở Q.9. Một người xin được việc ở Bình Dương. Vì thế, đến thứ Bảy mỗi tuần, Lan và Phương mới ghé nhà trọ thăm Linh, Đạt. Chị em cùng nhau quây quần một đêm thì chiều tối Chủ nhật lại phải chia tay để ngày mai kịp đi làm sớm.

Bà Hồng Vũ Mối, người chủ nhà trọ của Linh nói: “Mấy chị em nó ngoan và lễ phép lắm. Tui nói gì nghe nấy nên từ lúc thuê nhà tới giờ tui chưa phải phàn nàn điều gì. Đi học về là hai đứa nấu cơm cho nhau ăn, rất ít đi chơi ở đâu nếu không có hai chị lớn, buổi tối thì chăm học bài rồi ngủ sớm”.

Tiền lương của hai người chỉ khoảng 9 triệu/tháng nhưng tiền nhà, tiền học, tiền sinh hoạt của hai em đã gần 4 triệu. Thấy hai chị vất vả, thỉnh thoảng Linh cũng xin đi làm thêm ở quán trà sữa hay phòng tranh do người bạn của chị quản lý.

Năm nay Linh lên lớp 11, chị bảo “Lớp 11 khó lắm, hai chị sẽ ráng làm để em tập trung học tới nơi tới chốn”. Vậy nên, ngày đi học hai buổi, trưa ai về nhà sớm thì đi chợ nấu cơm. Đến tối, Linh và Đạt cùng nhau học bài trên chiếc bàn nhỏ rồi đọc sách, đọc truyện.

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng động lực từ hai chị luôn là niềm tin giúp Linh vượt qua mọi khó khăn trong học tập, cuộc sống - Ảnh: Mỹ Duyên

 

Cố gắng vượt lên những khó khăn

Linh chia sẻ: “Nhiều khi thấy hai chị vất vả, em muốn tìm gì đó làm mỗi khi rảnh rỗi để có chút ít phụ chị và tiêu vặt. Nhưng không có máy tính, phương tiện di chuyển cũng không, năm nay Đạt thi chuyển cấp nên em chưa biết phải thế nào. Em định tìm việc có thể mang về nhà làm, phụ được gia đình dù là nhỏ nhặt nhưng cũng phải ráng”.

Từ lúc nhập học đến nay, Linh vẫn mặc 3 bộ quần áo do chị sắm từ năm ngoái. Sách vở cũ của các chị cũng được Linh và Đạt mang từ Lâm Đồng về, tận dụng lại để tốn tiền. Khó khăn là thế nhưng học lực của Linh rất đáng nể.

Tổng kết năm học vừa qua, Linh đạt học sinh Giỏi, đứng thứ 2 của lớp. “Khi mới tiếp xúc, tôi đã thấy đây là một học sinh chịu khó, hiền hòa và chăm học. Biết được hoàn cảnh, các thầy cô cũng tạo điều kiện để em học thêm nhưng em nhẹ nhàng từ chối và bảo sẽ tự học được, cố gắng để không phụ lòng tin yêu của chúng tôi. Kết quả của năm học trước, sự tin yêu của bạn bè cùng lớp là minh chứng lớn nhất cho việc nỗ lực không ngừng của em.

Không chỉ thế, Linh còn là một lớp phó học tập gương mẫu, chấp hành tốt nội quy nhà trường”, cô Phạm Huỳnh Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A11 trường THPT Sương Nguyệt Anh, năm học 2013-2014 chia sẻ.

Trước khi biết được kết quả của học bổng Viso - Áo trắng mới, khởi đầu mới, Linh băn khoăn bởi khoảng tiền đầu năm luôn là khoảng tiền khiến các chị lo lắng nhất. May mắn thay, những nỗi niềm đó đã phần nào được hóa giải. Linh nói: “Khi được thông báo nhận được học bổng của chương trình em rất vui. Với em, chiếc áo trắng và phần học bổng được chương trình trao tặng mang ý nghĩa lớn. Nó là động lực, niềm tin của năm học mới để em và các bạn có hoàn cảnh kém may mắn tiếp tục đến trường”.

Chương trình “Viso - Áo trắng mới, Khởi đầu mới” do nhãn hàng Viso, Vụ Giáo dục Trung học - Bộ GD&ĐT, Thành đoàn TP.HCM phối hợp tổ chức, huy động quyên góp áo trắng đồng phục và kêu gọi cộng đồng cùng tham gia giặt sạch áo trao tặng học sinh nghèo vượt khó. Đến nay, sau một tháng phát động, chương trình đã quyên và giặt sạch 20.000 áo trắng. Những suất học bổng, trị giá 1 triệu đồng/suất đang được trao cho các em . Từ nay đến hết năm 2017, chương trình đặt mục tiêu sẽ vận động được 100.000 áo và cam kết trao 2 tỷ đồng học bổng. Ngày hội giặt áo kế tiếp sẽ diễn ra tại Tây Ninh vào ngày 6-9.
MỸ DUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Loạt hình ảnh check-in với bảng quảng cáo "Ăn Ngon Rẻ, ShopeeFood Bao" phủ sóng mạng xã hội, khiến hội mê ăn ngon không khỏi tò mò có gì mà hot đến vậy.

Món ngon 15.000 đồng ‘gây bão’ mạng

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Sáng nay 15-5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến dự và trao phần thưởng cho các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X.

Chủ tịch nước Lương Cường tuyên dương các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Ngô Anh Khoa, học sinh lớp 9A1 Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang), được chọn về Hà Nội dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ X với thành tích 9 năm liền là học sinh giỏi dù côi cút lớn lên trong vòng tay chăm bẵm của ngoại.

Cậu học trò vươn lên trong côi cút, thành Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) triển khai chính sách mới nhằm cụ thể hóa phương châm "để dữ liệu chạy nhiều hơn, người dân đi lại ít hơn" với hệ thống đăng ký kết hôn toàn quốc không giới hạn hộ khẩu.

Bắc Kinh cho đăng ký kết hôn ở công viên, chùa... dân không còn phải về quê

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Các đại biểu thiếu nhi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc xúc động đặt tay lên ngực trái chụp ảnh với cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh trong Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).

Đại biểu thiếu nhi xúc động trước cờ Tổ quốc và kỷ vật chiến tranh

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc

Việc đánh giá cán bộ, công chức dựa trên các tiêu chí KPI, nếu không hoàn thành nhiệm vụ có thể bị thôi việc được các đại biểu tranh luận cần có cơ chế đánh giá cụ thể, rõ ràng, đảm bảo hiệu quả.

Đại biểu tranh luận việc cán bộ công chức không hoàn thành KPI sẽ bị thôi việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar