15/02/2022 11:47 GMT+7

Băn khoăn quy định cảnh sát cơ động có quyền thâm nhập trụ sở cơ quan, nơi ở cá nhân?

N.AN
N.AN

TTO - Việc cảnh sát cơ động có quyền được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân cần có quy định cụ thể khi đây là "quyền bất khả xâm phạm" đã được hiến định.

Băn khoăn quy định cảnh sát cơ động có quyền thâm nhập trụ sở cơ quan, nơi ở cá nhân? - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội phiên thứ 8 - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 15-2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Theo quy định, dự thảo luật quy định cho phép Cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân (điều 13). 

Cụ thể, Cảnh sát cơ động vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và chỗ ở của thành viên các cơ quan này tại Việt Nam phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tuy vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, cần phải quy định rõ "quy định của pháp luật Việt Nam" ở đây là quy định nào chứ không nên quy định chung chung. Bởi theo bà, quy định như trên thì ngay cả cảnh sát cơ động cũng không biết tìm điều luật nào để tuân thủ.

Cùng quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng băn khoăn quy định việc vào trụ sở của cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố song Luật phòng chống khủng bố lại không quy định cụ thể về việc này.

Trong khi đó, trụ sở cơ quan, tổ chức, nơi ở của cá nhân là quyền bất khả xâm phạm, đã được hiến định, nên cần phải quy định trong luật rõ ràng để thực hiện.

Ngoài ra, một trong những nội dung được quan tâm là quy định trách nhiệm của HĐND, UBND cấp tỉnh trong "hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của cảnh sát cơ động phù hợp với khả năng của địa phương và theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước".

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp bày tỏ băn khoăn vì Luật ngân sách nhà nước không quy định hỗ trợ. "Tại sao không quy định ngân sách nhà nước đảm bảo ngân sách cho hoạt động của cảnh sát cơ động mà lại quy định HĐND, UBND có hỗ trợ?", bà Nga nêu.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, quy định như dự thảo luật không sai với Luật ngân sách nhà nước. Theo ông, thực tế các địa phương đều hỗ trợ cho lực lượng công an, quân đội trong các trường hợp phòng chống thiên tại, dịch bệnh, chống lâm tặc… trên cơ sở địa phương phải được vào dự toán ngân sách hằng năm.

Ông dẫn chứng là trong hoạt động chống dịch vừa qua đã huy động lực lượng cảnh sát cơ động, các lực lượng vũ trang rất nhiều. Trong khi đó, ngân sách cấp trên chưa giải quyết được kịp thời thì ở cấp địa phương có quyền hỗ trợ và luật cho phép.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng Luật ngân sách nhà nước cấm ngân sách cấp này chi cho cấp kia nhưng cho phép ngân sách địa phương được hỗ trợ cho các đơn vị trung ương như công an, tòa án, viện kiểm sát và các lực lượng khác trên địa bàn khi tham gia đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống thiên tai, địch họa…

Dẫn chứng bộ đội huy động cả tiểu đoàn "dầm mưa dãi nắng" gặt lúa cho dân trong lúc chạy lũ. Nhiệm vụ này không phải của bộ đội nhưng việc của dân phải xông vào làm. Trong khi dự toán kinh phí của Bộ Quốc phòng không chi cho việc này, cho nên địa phương có hỗ trợ, nên ông Huệ cho rằng quy định như dự thảo luật "không trái với Luật Ngân sách nhà nước".

"Tôi thấy không có vấn đề gì cả. Không chỉ ngành công an, mà nhiều ngành dọc khác nữa như Hà Nội bỏ tiền xây trụ sở cho tòa án, rồi các tỉnh khác cũng hỗ trợ xây trụ sở cho lực lượng công an xã chính quy, chứ chờ kinh phí của Bộ Công an thì bao giờ mới có được", ông Huệ nêu ý kiến.

Theo chương trình, dự luật này sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 3 của Quốc hội vào tháng 5-2022.

Quốc hội tranh luận sôi nổi việc mua máy bay cho cảnh sát cơ động

TTO - Sáng 26-10, thảo luận dự thảo Luật cảnh sát cơ động, nhiều đại biểu tranh luận sôi nổi việc có nên hay không trang bị tàu bay, tàu thuyền cho cảnh sát cơ động.




N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có báo cáo về tình hình của Trung tâm ngoại ngữ Úc Châu và Úc Châu 1 gởi UBND TP.HCM.

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM báo cáo vụ trung tâm ngoại ngữ thu học phí hàng tỉ đồng rồi 'biến mất'

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Một phó trưởng phòng của Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng tiền hỗ trợ.

Một phó trưởng phòng ở Quảng Nam nghỉ hưu trước tuổi gần 7 năm nhận hơn 3,2 tỉ đồng

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Anh H.D. - cán bộ Công an cửa khẩu ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (sân bay Phú Quốc) - đã bị tạm đình chỉ công tác.

Đình chỉ công tác cán bộ Công an cửa khẩu sân bay Phú Quốc vì xé thẻ lên máy bay của khách

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Bộ Nội vụ đang ưu tiên và tập trung cao độ trình Chính phủ ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương hai cấp và phân cấp, phân quyền.

Nhiều thủ tục về đất đai sẽ được giao xuống cho cấp xã

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?

Thay vì khái niệm lãnh thổ (trước đây là tỉnh, huyện, xã), việc tổ chức chức năng, thẩm quyền của viện kiểm sát, tòa án theo mô hình chính quyền cơ sở 2 cấp sẽ theo 'địa hạt tư pháp'.

Phân vùng 'địa hạt tư pháp' điều tra, truy tố, xét xử như thế nào khi tổ chức chính quyền hai cấp?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar