04/03/2016 18:14 GMT+7

​Bán hàng đa cấp chi hoa hồng hơn 40% là vi phạm

C.V.KÌNH
C.V.KÌNH

TTO - Ngày 4-3, sau hàng loạt vụ như Công ty Liên Kết Việt, Cục Quản lý Cạnh tranh (VCA - Bộ Công thương) chủ động ra thông cáo cảnh báo cho người tiêu dùng và hướng dẫn cụ thể cách liên hệ khi nghi ngờ bị bán hàng đa cấp lừa.

Hai nhà đầu tư ở Vũng Tàu chờ đợi tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Kim Mỹ (quận Tân Bình) mong lấy lại được tiền vì đã lỡ đầu tư kiểu đa cấp vào công ty này - Ảnh tư liệu.

Theo VCA, điều đầu tiên người tiêu dùng đang dự định ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp là tìm hiểu  thật kỹ về doanh nghiệp, như tình trạng đăng ký, cách thức hoạt động, chính sách trả thưởng và các sản phẩm kinh doanh...

Cục khuyến nghị người dân có thể trực tiếp hoặc nhờ người tra xem doanh nghiệp có hoạt động bất hợp pháp không bằng cách lên trang web của cục (www.vca.gov.vn).

Doanh nghiệp nào được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đều đã được công bố công khai, không có tên trong danh sách tức là đang hoạt động không phép.

Thứ hai, nếu tham gia hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp thì cần xem hợp đồng mình ký có đúng với mẫu hợp đồng mà công ty đã đăng ký với VCA hay không. 

Thứ ba, cần lưu ý các khoản hoa hồng, tiền thưởng bởi VCA cho rằng khoản tiền này phải xuất phát từ hoạt động bán hàng của doanh nghiệp và bản thân các nhà phân phối.

“Mọi lời chào mời tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp có hoa hồng cao, lãi suất lớn hoặc hình thức đầu tư tài chính mà không dựa vào việc bán hàng hóa đều là dấu hiệu lợi dụng mô hình đa cấp để lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” – VCA nêu.

Thứ tư, mọi hình thức thu tiền của người vào sau để trả hoa hồng cho người vào trước mà không qua giao dịch mua bán hàng hóa đều bị pháp luật nghiêm cấm.

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, mức trần chi trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích khác cho nhà phân phối là 40% doanh thu từ hoạt động bán hàng đa cấp. “Vì vậy, mọi cam kết chi trả lớn hơn 40% đều vi phạm quy định của pháp luật”.

Thứ năm, VCA nêu nhà phân phối có quyền yêu cầu doanh nghiệp mua lại lượng sản phẩm chưa sử dụng trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ mua lại các sản phẩm này với mức giá không thấp hơn 90% giá đã bán cho nhà phân phối.

Trong trường hợp thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm hại, VCA “chỉ đường”: người dân có thể liên hệ với các cơ quan quản lý (Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương) hoặc nhận thấy doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự đề nghị liên hệ với các cơ quan công an tại các địa phương để được hỗ trợ.

C.V.KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chống buôn lậu, hàng giả 23-5: Việt Nam sẽ quản lý thực phẩm chức năng như các nước châu Âu?

Việt Nam sẽ quản lý thực phẩm chức năng như các nước châu Âu; Nhiều cơ sở y tế tại TP.HCM bị xử phạt vì người hành nghề không đăng ký... là những thông tin chính của bản tin Chống buôn lậu, hàng giả hôm nay, 23-5.

Chống buôn lậu, hàng giả 23-5: Việt Nam sẽ quản lý thực phẩm chức năng như các nước châu Âu?

Bám theo đoàn xe ưu tiên rồi tông bị thương cảnh sát, nam tài xế bị khởi tố

Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh nhưng Nguyễn Hoài Nam vẫn bám sát theo đoàn xe ưu tiên. Người này sau đó còn tông bị thương một cảnh sát cơ động.

Bám theo đoàn xe ưu tiên rồi tông bị thương cảnh sát, nam tài xế bị khởi tố

Chiếc xe Kia Morning trong video 'phó trưởng công an phường giấu hơn 6 tháng' đang ở đâu?

Chiếc xe Kia Morning trong video xôn xao mạng xã hội cho rằng phó trưởng Công an phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi "giấu" hơn 6 tháng đang ở nhà chủ xe có giấy tờ hợp pháp.

Chiếc xe Kia Morning trong video 'phó trưởng công an phường giấu hơn 6 tháng' đang ở đâu?

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH thương mại đầu tư Bitney Việt Nam (ở TP.HCM) bán hàng triệu sản phẩm trong hệ thống kinh doanh đa cấp không phép, trong đó có sản phẩm Bitney Multi Juice có chứa chất cấm Tadalafil.

Cận cảnh sản phẩm chứa chất cấm trong đường dây đa cấp vừa bị đánh sập

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn

Ngày 23-5, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết đã triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn do Nguyễn Thị Dung (30 tuổi, trú xã Hợp Thắng, huyện Triệu Sơn) làm chủ.

Triệt phá cơ sở sản xuất, buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn

Đánh sập đường dây đa cấp với 107.000 người Việt tham gia, có bán thực phẩm chứa chất cấm

Công an tỉnh Phú Thọ vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp xuyên quốc gia, với hơn 107.000 người Việt Nam tham gia. Đường dây này kinh doanh thực phẩm chức năng có chứa chất cấm, thu lợi bất chính hàng nghìn tỉ đồng.

Đánh sập đường dây đa cấp với 107.000 người Việt tham gia, có bán thực phẩm chứa chất cấm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar