12/11/2020 14:58 GMT+7

Bàn giao bản thảo bộ quốc sử 'tôn trọng sự thật lịch sử'

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Bộ Khoa học và công nghệ vừa tổ chức tiếp nhận bản thảo bộ quốc sử đồ sộ với 30 tập do gần 300 nhà khoa học trên cả nước biên soạn trong 5 năm trên tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử, do cố giáo sư Phan Huy Lê chủ biên.

Bàn giao bản thảo bộ quốc sử tôn trọng sự thật lịch sử - Ảnh 1.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng một số tác giả trong lễ bàn giao bản thảo bộ quốc sử ngày 12-11 - Ảnh: BTC

Bộ bản thảo gồm 25 tập thông sử, 5 tập biên niên sử thuộc bộ quốc sử Việt Nam vừa được bàn giao cho Bộ Khoa học và công nghệ ngày 12-11 trước sự chứng kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và đại diện các bộ, ban ngành, nhà khoa học.

Sau lễ tiếp nhận này sẽ là quá trình nghiệm thu, chỉnh sửa, biên tập, chuẩn bị xuất bản trong thời gian tới.

Bộ bản thảo này là đề án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (còn gọi là Quốc sử) biên soạn gồm 25 tập thông sử (trong đó, 13 tập Lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ - trung đại, 12 tập thời kỳ cận - hiện đại) và 5 tập Biên niên sự kiện lịch sử (trong đó, 3 tập thời kỳ cổ - trung đại, 2 tập thời kỳ cận - hiện đại).

Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2015, Bộ Khoa học và công nghệ là cơ quan chủ trì phê duyệt và tổ chức thực hiện, Quỹ Nafosted cấp kinh phí theo hình thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng.

Gần 300 nhà khoa học thuộc các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy lịch sử trên cả nước, tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Thừa Thiên - Huế và TP.HCM được huy động tham gia biên soạn bộ quốc sử đồ sộ này.

Giáo sư Phan Huy Lê mất khi bộ sách đang được biên soạn vào 2 năm trước, nhưng tên ông vẫn trân trọng được đặt vào vị trí chủ biên bộ sách.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, PGS.TS Trần Đức Cường - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - một trong các tác giả tham gia viết bộ quốc sử - cho biết trước khi giáo sư Phan Huy Lê mất thì toàn bộ 30 tập của bộ quốc sử đã hoàn thành bản sơ thảo.

Trong đó, mỗi tập đều ghi dấu công lao to lớn của giáo sư Phan Huy Lê. Giáo sư Lê cũng là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ nội dung của bộ sách nên đương nhiên ông vẫn là chủ biên của bộ sách này.

Còn nhiều công việc phải làm để xuất bản được bộ sách này.

Theo Bộ Khoa học và công nghệ, ban biên soạn đã thực hiện nghiêm túc tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, coi đây là bộ quốc sử mang tính quốc gia, chính thống.

Bộ sách được biên soạn trên tinh thần "kế thừa những bộ sử trước đây, tổng kết và nâng cao được toàn bộ kết quả nghiên cứu của giới sử học cả nước, tiếp thu có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của các nhà sử học nước ngoài về lịch sử Việt Nam từ trước tới nay".

Bộ quốc sử cũng đồng thời "có những luận giải mới, những đánh giá phù hợp về những vấn đề khoa học lịch sử đang đặt ra", "quán triệt sâu sắc quan điểm khoa học, biện chứng, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể; tôn trọng sự thật lịch sử".

Nhà sử học Dương Trung Quốc (tham gia biên soạn tập biên niên các sự kiện lịch sử thời kỳ cận đại) không bình luận về những tiến bộ trong nghiên cứu lịch sử của bộ sách này mà cho biết tất cả những nguyên tắc biên soạn trên là yêu cầu mà cơ quan nhà nước đưa ra khi đặt hàng ban biên tập, còn các tác giả đáp ứng được đến đâu những đòi hỏi này trong bộ sử thì phải đợi cơ quan thẩm định sẽ thẩm định.

Phó thủ tướng gặp gỡ các nhà khoa học biên soạn bộ quốc sử

TTO - Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, 5 đề án có ý nghĩa rất quan trọng, phù hợp với chủ trương khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu, văn hóa là nền tảng, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước.

THIÊN ĐIỂU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Tháng tư âm lịch, mùa Phật đản, nhóm nghệ sĩ Hoa Lan Trắng miệt mài đi diễn ở các chùa. Đó là nhóm hát nối dài tâm nguyện của cố nghệ sĩ Út Bạch Lan.

Gìn giữ tâm nguyện Út Bạch Lan

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Dalat and Beyond 2025 là chuỗi sự kiện hồi sinh ký ức Hà Nội trong không gian nghệ thuật Đà Lạt.

Triển lãm hồi sinh ký ức Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Bảo tàng Lịch sử Huế tổ chức lễ dâng hương, dâng hoa kỷ niệm 200 năm Ngày sinh danh nhân Đặng Huy Trứ - ông tổ ngành nhiếp ảnh Việt Nam.

Kỷ niệm 200 năm ngày sinh ông tổ nhiếp ảnh Việt Nam

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Hàng trăm chậu hoa lan cùng hội tụ về công viên Tao Đàn tham gia Festival Hoa lan TP.HCM lần thứ ba, diễn ra từ ngày 16 đến 20-5.

Ngắm muôn sắc hoa lan ở Tao Đàn

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi xuất bản lần đầu vào năm 1957, đến nay vẫn được đông đảo bạn đọc các thế hệ yêu thích.

Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi sống trong lòng bạn đọc suốt 70 năm qua

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?

Lâu lắm rồi, nghệ sĩ Hạnh Thúy mới trở lại vai trò đạo diễn ở sân khấu chuyên nghiệp với vở diễn có cái tên ngắn gọn: Ghen.

Hạnh Thúy với câu hỏi sau những cơn ghen, ta còn lại gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar