27/06/2014 14:21 GMT+7

Bản đồ "đường 10 đoạn" của Trung Quốc không có cơ sở luật pháp

MỸ LOAN
MỸ LOAN

TTO - Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg ngày 26-6 chỉ trích bản đồ "đường 10 đoạn" mới xuất bản của Trung Quốc là không có cơ sở pháp luật quốc tế.

Ông Goldberg khẳng định Mỹ ủng hộ Philippines phản đối việc Trung Quốc đang có những hoạt động làm thay đổi hiện trạng ở biển Đông.

Phóng to
Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg (thứ hai từ trái qua) và tướng Emmanuel Bautista (bìa trái), tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang quân đội Philippines - Ảnh: AFP

Cổng thông tin kênh truyền hình TV5 của Philippines InterAksyon dẫn lời đại sứ Goldberg cho rằng việc Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông là trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển (UNCLOS) 1982. Đồng thời lên án việc Trung Quốc đang cố ý vi phạm luật pháp trên biển của một quốc gia khác trong khu vực làm dấy lên mối quan ngại trong khu vực.

Cùng lúc, Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông Richard Javad Heydarian, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Ateneo de Manila của Philippines, nhận định mục đích của Trung Quốc là kiểm soát các vùng biển ở biển Đông bất chấp luật pháp. Để đạt được mục đích này, Bắc Kinh có thể sẽ thực hiện các biện pháp “ép buộc” mạnh hơn nhằm đối phó với các quốc gia ven biển Đông.

“Chúng tôi cho rằng nên có Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC) và xa hơn nữa có thể làm cho bộ quy tắc này có thêm tính ràng buộc, để COC không chỉ là một tài liệu mà tất cả các bên nhất trí tuân theo, mà còn là một tài liệu có tính hiệu quả thực tế”, ông Goldberg nói.

Phát biểu trước Hội liên hiệp hiến pháp Philippines ở thành phố Makati hôm qua, đại sứ Goldberg nhận định bản đồ “đường 10 đoạn” mà Trung Quốc vừa xuất bản về nguyên tắc cơ bản vẫn giống như tấm bản đồ “đường 9 đoạn”, vốn đã không có cơ sở luật pháp quốc tế.

Theo ông Goldberg, đó là thứ mà Trung Quốc tạo ra từ những “căn cứ lịch sử” do họ tự dựng lên nhưng Washington không tìm thấy bất kỳ cơ sở hợp lý nào trong tấm bản đồ này.

Ông Goldberg cho rằng Chính phủ Philippines đã hành động đúng khi tìm giải pháp ngoại giao để giải quyết vấn đề tranh chấp ở biển Đông và đã đưa vấn đề tranh chấp với Trung Quốc ra trước tòa trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

“Chúng tôi cho rằng con đường giải quyết tranh chấp ở biển Đông là thông qua trọng tài quốc tế, COC, tôn trọng DOC, đàm phán trực tiếp với tất cả các bên liên quan, không dùng biện pháp đe dọa mà sử dụng kiểu đàm phán hợp pháp giống như thỏa thuận giữa Philippines và Indonesia về vùng đặc quyền kinh tế trên biển của hai nước”, ông Goldberg nhấn mạnh.

Trung Quốc đổ cho Phillippines vi phạm DOC

Hai nước Philippines và Trung Quốc đang tăng cường các chiến lược ở biển Đông, bằng chứng trong thời gian qua cả hai đều có nhiều động thái xúc tiến với khối ASEAN về các vấn đề này theo nhiều cách khác nhau, nhất là các vấn đề liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

Phóng to
Tàu Philippines chở các nhà báo gặp tàu tuần tra Trung Quốc ở biển Đông - Ảnh: Reuters

Tờ Diplomat ngày 26-6 dẫn lời giới chuyên gia quốc tế cho rằng Trung Quốc và Philippines đang đọ sức với nhau về việc tiến tới COC.

Giới chuyên gia cho rằng nếu bốn nước Đông Nam Á giải quyết những tranh chấp của họ thông qua các biện pháp ngoại giao, thì Trung Quốc có thể sẽ đối mặt với áp lực quốc tế buộc họ phải đi theo con đường này.

Trả lời trên kênh ABS-CNB News, chuyên gia về các vấn đề ngoại giao của Philippines Richard Heydarian nhận định trên thực tế Trung Quốc đang muốn hướng các cuộc thảo luận với ASEAN quay về việc đề cao Tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà các nước đã ký kết từ năm 2002, dù đã nhất trí thảo luận tiến đến thực thi COC hồi năm 2013.

“Đi giật lùi và thảo luận DOC năm 2002 cho thấy Trung Quốc vẫn chưa muốn tự ràng buộc mình bởi các nguyên tắc pháp lý mang tính khu vực. Với kiểu giật lùi về lối cũ này, Bắc Kinh đang cố tách khối ASEAN ra khỏi quan điểm thống nhất hiện nay về cách giải quyết những tranh chấp ở biển Đông” - chuyên gia Heydarian nhận định.

Trong khi đó, South China Morning Post dẫn lời giới chuyên gia Trung Quốc giải thích hành vi của Bắc Kinh theo kiểu rập khuôn quan điểm chiếm hữu và lấp liếm những sai trái của Trung Quốc ở biển Đông.

Trương Kiệt, chuyên gia Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, phản biện rằng Bắc Kinh trước đó đã cố gắng giải quyết tranh chấp ở biển Đông theo hướng cùng phát triển và vẫn duy trì quan điểm này. Song, ông này ngay lập tức đe dọa rằng Trung Quốc sẽ tăng cường hoạt động của mình ở các vùng biển tranh chấp.

“Bằng việc phô trương sức mạnh, Trung Quốc muốn rằng các quốc gia liên quan ở biển Đông sẽ nghiêm túc chú ý đến lập trường của Trung Quốc ở biển Đông” - chuyên gia Trương nói.

Trên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu hải quân Trung Quốc Trương Quân Xã một mực cho rằng từ năm 2002, Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều để giải quyết tranh chấp ở biển Đông thông qua DOC. Ông này lấp lửng rằng một số nước không thực thi đầy đủ DOC thì khó mà tiến tới COC.

Cụ thể, vị viện phó này cho rằng Philippines đưa nhiều tàu hải quân ngăn chặn “tàu cá Trung Quốc đang hoạt động trong vùng biển tranh chấp, do đó Manila vi phạm DOC vì không tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình”.

Đáp lại, Tổng thống Philippines Benigno Aquino mới đây khẳng định Manila đang nỗ lực cùng với Việt Nam, Malaysia, Brunei đưa ra quan điểm chung nhằm giải quyết những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.

MỸ LOAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Ông Trump công bố sẽ áp thuế từ 20% đến 30% với 6 nước từ ngày 1-8, kéo dài danh sách 14 quốc gia đã nhận được thư trước đó.

Ông Trump công bố thêm 'thư áp thuế' từ 20-30% với 6 nước

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Giáo hoàng Leo XIV gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, bày tỏ Vatican sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.

Giáo hoàng sẵn sàng đón Nga và Ukraine đến Vatican hòa đàm

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Hàn Quốc đưa ra đề xuất trọn gói, trong khi EU tin sẽ sớm đạt thỏa thuận thương mại sơ bộ với Mỹ.

Ông Trump sắp tung thêm thông báo thuế quan, EU và Hàn Quốc gấp rút đàm phán

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Chiều 9-7, tại trụ sở Chính phủ, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper.

Phó thủ tướng: Việt - Mỹ cần tiếp tục tháo gỡ rào cản thương mại, đầu tư và công nghệ cao

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Vai trò trung tâm của ASEAN cùng cam kết mạnh mẽ về phát triển bao trùm và bền vững tiếp tục là kim chỉ nam dẫn dắt Cộng đồng ASEAN.

Phó thủ tướng: ASEAN cần tận dụng thương mại điện tử để khơi thông thương mại nội khối

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar