05/12/2016 00:01 GMT+7

Ballet Kẹp hạt dẻ: Giấc mơ ngọt ngào đêm Giáng sinh

DANH ANH
DANH ANH

TTO - Không khí rộn ràng, đầy màu sắc của mùa Noel đã đến sớm với khán giả Hà Nội có mặt trong đêm trình diễn vở ballet Kẹp hạt dẻ của các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Talarium Et Lux.

Kẹp hạt dẻ, vở ballet thứ hai của Nga được trình diễn tại HN - Ảnh: NAM TRẦN

Nếu như đêm diễn vở Hồ thiên nga tại TP.HCM vào tối 1-12 gặp một số trục trặc đáng tiếc thì vở Kẹp hạt dẻ tại Hà Nội vào tối 3-12 suôn sẻ hơn, để lại dư vị ngọt ngào và đôi chút… thòm thèm với khán giả.

Sức hấp dẫn này phần lớn đến từ màu sắc rực rỡ, tươi tắn, tinh thần sôi nổi, rộn ràng của bối cảnh và các nhân vật; cùng với đó là câu chuyện đậm đặc hương vị cổ tích của Kẹp hạt dẻ.

Vở ballet cổ tích dành cho mùa lễ hội

Với câu chuyện xảy ra vào mùa Giáng sinh, xoay quanh cô bé Marie, Kẹp hạt dẻ đưa công chúng đi từ hiện thực tươi vui, ấm áp đến với giấc mơ ngọt ngào, lấp lánh.

Tương ứng với hai thế giới thực và mơ là hai phần của vở ballet; ở đó mọi diễn biến, hệ thống nhân vật và đặc biệt “lời kể” bằng những bước nhảy diễn ra tại gia đình cô bé Marie và vùng đất Kẹo ngọt.

Kẹp hạt dẻ, vở ballet thứ hai của Nga được trình diễn tại HN - Ảnh: NAM TRẦN

Song song với nhân vật nữ chính trong thế giới thực là nhân vật nam chính bước ra từ thế giới mộng mơ. Nhân vật trong mơ này bắt nguồn từ một hình ảnh biểu tượng là chiếc kẹp hạt dẻ mà nhà ảo thuật gia tặng cho cô bé Marie.

Hàng trăm năm trước đây (Kẹp hạt dẻ ra đời năm 1882), sự xuất hiện của chiếc kẹp hạt dẻ như thể hiện cho một cuộc sống ấm no, hạnh phúc giữa mùa đông buốt giá. Có được điều này, con người đủ sức chống chọi, đẩy lùi những rủi ro, hiểm họa rình rập, mà như trong Kẹp hạt dẻ là hình ảnh đội quân chuột cứ thoắt ẩn thoắt hiện.

Không khí chủ đạo của câu chuyện là sự sung túc, vui vầy được tái hiện ngay ở những phút mở đầu của Kẹp hạt dẻ với cảnh con người trang hoàng, tất bật đón Giáng sinh.

Với riêng phiên bản Kẹp hạt dẻ trình diễn ở Việt Nam, đây là phần khá thú vị và đã diễn ra rất thành công. Cùng xuất hiện trình diễn cùng các nghệ sĩ ballet người Nga là 20 diễn viên nhí của Việt Nam.

Sau đêm diễn có tên I have a dream mang tính chất tuyển chọn, các em đã có màn ra mắt ấn tượng. Dẫu chỉ được tập luyện cùng diễn viên của Nhà hát Talarium Et Lux ít ngày nhưng các diễn viên nhỏ tuổi đã trình diễn khá hòa quyện, mà nếu không được thông báo trước, có lẽ nhiều khán giả sẽ nghĩ các em đã thuộc về Kẹp hạt dẻ từ rất lâu rồi!

Bởi đã có thể nhận ra những thành tố cốt yếu của nghệ thuật ballet bỗng dưng bị những yếu tố phụ trợ lấn lướt ở phiên bản đại chúng Hồ thiên nga và Kẹp hạt dẻ khi diễn tại Việt Nam.

Những điểm nhấn đáng nhớ

Ngoài những phút mở màn hào hứng thì đêm diễn Kẹp hạt dẻ còn “ghi điểm” với đoạn trình diễn “duo” của các cặp đôi ở gần cuối phần hai.

Kẹp hạt dẻ, vở ballet thứ hai của Nga được trình diễn tại HN - Ảnh: NAM TRẦN

Với khung cảnh lễ hội - bối cảnh thường thấy của các vở ballet, lần lượt từng màn “song vũ” bước ra làm chủ sàn diễn, mang đến những màn khiêu vũ đậm dấu ấn riêng, thu hút nhiều tràng pháo tay tán thưởng từ phía khán giả.

Marie và chàng hoàng tử đẹp trai (hóa thân từ chiếc kẹp hạt dẻ) được đón tiếp bằng vũ điệu sôcôla của Tây Ban Nha, vũ điệu cà phê Ả Rập, vũ điệu trà Trung Hoa, vũ điệu của các nước Nga, Đan Mạch…

Đặc biệt, trước khi dành đất cho cặp đôi nam - nữ chính thể hiện, xen kẽ những phần “duo” là các vũ điệu đặc sắc của các nàng tiên khiến nhiều người có thể liên tưởng đến những vũ điệu thiên nga nổi tiếng.

Riêng với cặp đôi diễn viên chính, nữ nghệ sĩ Vladyslava và nam nghệ sĩ Smirnov của nhà hát Talarium Et Lux, đều có những bước nhảy hòa quyện cùng nhau. Dẫu Kẹp hạt dẻ là câu chuyện cổ tích chứ không phải chuyện… ngôn tình, nhưng cả hai đã cống hiến cho khán giả những màn bê đỡ, xoay vòng say đắm cùng những màn nhảy pas de deux (bước đôi) đẹp mắt.

Kẹp hạt dẻ, vở ballet thứ hai của Nga được trình diễn tại HN - Ảnh: NAM TRẦN

Bên cạnh một số điểm đáng nhớ thì vẫn còn những điều đáng tiếc ở Kẹp hạt dẻ. Đầu tiên, nếu để chờ những phần trình diễn kịch tính, có cao trào hay những động tác nhảy đặc biệt thách thức thì vở diễn này thiếu vắng. 

Sự ngọt ngào, tinh tế, mộng mơ, nhẹ nhàng là nhịp điệu chủ đạo; bởi vậy khán phòng thiếu những tràng vỗ tay dài phấn khích. Ở phần kết, cách diễn tả sự tỉnh giấc, dứt khỏi cơn mộng mị huy hoàng của Marie hơi đột ngột và thiếu sự dẫn dắt, khiến khán giả có chút hẫng, chưa thấy đủ “épphê”.

Đây đã là lần thứ hai khán giả Hà Nội có dịp thưởng thức ballet cổ điển kết hợp với những hiệu ứng công nghệ, đặc biệt là phần hình ảnh 3D mang tính minh họa, phối cảnh.

Tuy nhiên, nếu chỉ có vậy thì khó có thể coi đây là “tương lai của ballet”, hay đây là cách hữu hiệu để “bình dân hóa nghệ thuật đỉnh cao”. 

Xem một số hình ảnh vở ballet Kẹp hạt dẻ - Ảnh: NAM TRẦN

Ballet Kẹp hạt dẻ - Ảnh: NAM TRẦN
Ballet Kẹp hạt dẻ - Ảnh: NAM TRẦN
Ballet Kẹp hạt dẻ - Ảnh: NAM TRẦN
Ballet Kẹp hạt dẻ - Ảnh: NAM TRẦN

DANH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar