18/12/2005 13:01 GMT+7

Bài thuốc từ rau má

Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống
Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Rau má và rễ rau muống biển giã nát có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây rau má tươi sắc lấy nước cũng có thể trị ho.

Phóng to
Rau má và rễ rau muống biển giã nát có tác dụng tiêu độc, giải nhiệt. Cây rau má tươi sắc lấy nước cũng có thể trị ho.

Rau má - thuộc họ hoa tán. Cây thảo sống nhiều năm, mọc là là trên mặt đất và có lá tròn tròn như gò má của con người, do đó mà thành tên cây.

Dân gian thường dùng rau má để ăn sống, muối dưa, luộc chín hoặc nấu canh ăn, 100g rau má cung cấp cho cơ thể 21 kcalo.

Rau má còn là vị thuốc thông dụng, có vị ngọt tính mát, có tác dụng chống nhiễm trùng, chống độc giải nhiệt và lợi tiểu.

Rau má xay nhuyễn vắt lấy nước cốt, pha với nước dừa xiêm là một thứ nước giải khát rất bổ. Ở một số thành phố, thị xã, thị trấn, người ta thường sử dụng nước rau má dưới dạng nước sinh tố như các thứ quả cây.

Rau má thường dùng trong các trường hợp sau:

- Giải nhiệt, làm xuất được chứng nóng nảy, bứt rứt trong người, trị trẻ em nóng sốt dữ dội, lên kinh phong (trong uống, ngoài xoa), chữa ngứa lở mụn nhọt, giảm sưng, đỡ đau (uống trong, đắp ngoài).

- Giải độc, do ăn nhầm phải lá ngón, nấm độc, thạch tín hoặc do say sắn. Dùng 250g rau má và rễ rau muống biển (250g), giã nát, hòa nước sôi uống.

- Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30g rau má, 15g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống.

- Trị ho, giã cây tươi, lấy dịch uống hoặc sắc nước uống.

- Trị khí hư bạch đới, phụ nữ đau bụng lúc có kinh, dùng rau má phơi khô tán thành bột uống; mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê bột.

- Viêm hạnh nhân, dùng rau má tươi giã nhuyễn lấy nước cốt, hòa ít dấm, uống từ từ.

- Trị đái buốt, đái dắt, dùng rau má tươi giã nhuyễn, chắt nước cốt uống.

- Làm thuốc lợi sữa: có thể ăn rau má tươi hoặc luộc, nếu luộc thì phải dùng cả nước luộc mới có tác dụng.

Người ta đã chế biến rau má thành những dạng cao làm vết thương sớm lành da, liền sẹo (vết thương phần mềm).

Tuy nhiên, với những người tì vị hư hàn, thường đi đại tiện lỏng, không nên dùng nhiều vì rau má có tính lạnh...

Theo Nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

Công an Đà Nẵng vừa bóc gỡ đường dây thành lập phòng khám đa khoa quốc tế để lừa dối khách hàng, với thủ đoạn tuyển dụng nhóm bác sĩ giả hành nghề trái phép, thực hiện các thủ thuật như cắt bao quy đầu, khám phụ khoa, nam khoa…

Đường dây lập phòng khám đa khoa quốc tế dùng bác sĩ giả ‘moi’ tiền bệnh nhân

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Sở Y tế TP.HCM đề xuất đổi tên 24 bệnh viện quận, huyện sau sáp nhập, trong đó có 17 bệnh viện tại TP.HCM (cũ) và 7 bệnh viện tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ).

24 bệnh viện quận huyện trước đây tại TP.HCM sẽ đổi thành tên gì?

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Tại dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều, hướng dẫn thi hành Luật Quảng cáo đã bổ sung các quy định mới nhằm 'siết' quảng cáo thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật.

Đề xuất loạt quy định mới 'siết' quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, sữa sai sự thật

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Đến hốc tủ chơi nhưng không biết có con chó đang nằm ngủ trong đó, bé trai 5 tuổi bị chó cắn rách mặt bên phải, với khoảng 10 vết đứt sâu, phức tạp, chảy máu nhiều.

Bé 5 tuổi bị chó cắn hàng chục vết thương sâu ở mặt, phải khâu 20 mũi

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Những ngày qua, tại các tỉnh thành, lực lượng chức năng phát hiện và tiêu hủy hàng trăm con lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi đang trên đường vận chuyển để tiêu thụ. Liệu số lợn này nếu ra thị trường sẽ gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có gây bệnh cho người?

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường

Mẫu bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng được xác định không có chất hóa học độc hại nào, các chỉ số vi sinh ở trong mức cho phép.

Bún tươi đổi màu đỏ ở Đà Nẵng có kết quả xét nghiệm…bình thường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar