17/12/2015 08:39 GMT+7

Bài học về dạy con...

NGUYỄN MINH
NGUYỄN MINH

TT - Một buổi dọn dẹp bàn học của con, tôi tìm thấy cuốn nhật ký viết bằng vở ô li năm con học lớp 6. Tôi đọc say sưa và không thể nhịn cười với những dòng nhật ký của con...

Là kỷ niệm lúc con bị cô giáo mắng vì nói chuyện riêng trong lớp; là lần con lấy hết can đảm một mình tới thăm cô giáo bị ốm; là “nỗi buồn” khi con bị các bạn giận, ghét không chơi cùng... 

Chỉ đến khi đọc được những dòng nhật ký con viết về những ngày “trót dại” lấy tiền của ba mẹ tôi mới rơm rớm nước mắt vì... thương con.

Nhật ký của con có đoạn viết: “Bây giờ chưa đến tết mà mình như cảm thấy tết đã đến nơi rồi. Khi nào anh về, mẹ sẽ lại lo tiền cho anh đóng học phí sau tết. Cả nhà sẽ lại sum vầy, nhưng bố mẹ đầy những lo lắng, còn mình trót lấy trộm tiền của bố mẹ cũng lo lắng không kém. Hi vọng ba năm nữa mẹ mới mổ heo đất...

Còn nếu sau tết mẹ mổ heo thì mình phải nói ra sự thật rồi xin bố mẹ tha lỗi và không tái phạm nữa. Bố mẹ ơi, bố mẹ phải làm lụng vất vả để nuôi cả gia đình, vậy mà con nỡ ăn trộm 70.000 đồng bằng nhiều ngày vất vả của bố mẹ làm ra. Con chỉ biết nói: con xin lỗi”.

Rồi liên tiếp sau đó là những ngày con viết nhật ký nhắc đến nỗi lo sợ nếu một ngày mẹ phát hiện ra con heo đất bị mất tiền...

“Có thể mẹ sẽ gào lên: con cái ăn trộm, có khổ thân tôi không?”, “Mẹ sẽ đem kể chuyện này với các bác, các cậu, các dì chắc lúc đó mình xấu hổ lắm”... Con cảm thấy ân hận vì đã lấy trộm tiền trong con heo đất, ước ao giá đừng làm như vậy, giá như con “đừng thèm những chiếc kẹo mút xinh xắn, hay những món đồ chơi mà các bạn có...”. Mỗi khi chơi đùa cùng bạn bè lại nghĩ đến cơn giận dữ của ba mẹ, ánh mắt thất vọng của ông bà nội ngoại khi có đứa cháu dám cả gan “lấy trộm tiền”...

Tôi đọc nhật ký của con và biết rằng khoảng thời gian con phải sống trong day dứt, lo sợ này kéo dài gần bốn tháng. Không ngày nào con không nhắc tới nỗi sợ khi bị phát hiện, có khi con viết về sự chuẩn bị tâm lý, lời xin lỗi, lời hứa với cha mẹ.

Con liên tưởng tới một người bạn cùng xóm cũng bị cha mẹ phát hiện lấy trộm tiền và bị đánh, bị dọa đuổi ra khỏi nhà... rồi con lại khóc làm nhòe trang nhật ký. Là một người mẹ, tôi giận mình đã không có đủ sự “nhạy cảm” cần thiết để nhận ra con đang “sống trong sợ hãi”, tôi nghiêm khắc và kỷ luật tới mức con “sợ” không dám thú nhận mọi chuyện.

Phát hiện ra vụ việc sau đó, tôi nhớ mình đã làm chẳng khác những điều mà con tưởng tượng. Tôi cũng đã từng quát mắng, đe dọa con tới gần một tháng. Con nhận lỗi, xin lỗi cha mẹ, hứa không lặp lại... nhưng để yên tâm với bài “dạy con” của mình nên ngày nào tôi cũng lặp lại bài học cũ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Gần một tháng, đều đặn mẹ mắng và con khóc.

Tôi đã sai khi mắng và chì chiết chuyện cũ của con trong một thời gian dài, rất may con không nghĩ quẩn, làm liều. Bây giờ con tôi đã học lớp 11, con chăm ngoan và học khá giỏi. Lỗi lầm cũ của con khiến tôi ngộ ra nhiều điều, nhất là cách giáo dục con một cách nhẹ nhàng, tâm lý.

NGUYỄN MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

22 sinh viên khoa tiếng Hàn, Trường Ngôn ngữ và Xã hội nhân văn (LHSS) và câu lạc bộ (CLB) K-pop của Đại học (ĐH) Duy Tân đã giành 1 giải nhất, 1 giải nhì và giải trang phục Hanbok tái chế tại Ngày hội Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc khu vực miền Trung.

Sinh viên Đại học Duy Tân giành giải cao tại ngày hội Hàn Quốc

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Dưới sân trường, cô giáo hỏi học sinh có thích đọc sách không. Kỳ lạ thay, không em nào trả lời. Hỏi nhỏ một em, em bảo: 'Em sợ trả lời sai bị phạt'.

'Em sợ trả lời sai bị phạt'

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Tại tọa đàm Tham vấn chính sách xây dựng dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), các đại biểu đã chỉ ra những bất cập về hoạt động của hội đồng trường.

Tranh luận có nên xóa bỏ hội đồng trường?

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar