28/11/2014 11:25 GMT+7

​Bài học về 5 phút của cô

MINH NGUYỆT
MINH NGUYỆT

TT - Bước vào năm lớp 10, cô Hương chủ nhiệm và dạy chúng tôi môn văn. Cô khá khắt khe khi đặt bút cho điểm.

Cô bảo rằng: “Dễ dãi cho điểm cao thì các em sẽ rất khó để thấy được thiếu sót, khó nhìn ra điểm yếu điểm mạnh của mình ở đâu. Điều này vô cùng tai hại bởi vì kéo theo đó các em sẽ nghĩ rằng mình giỏi rồi, không cần cố gắng, không cần nỗ lực nữa...”.

Đó là lý do tại sao là lớp chuyên văn mà chẳng mấy khi chúng tôi được điểm 8 của cô.

Tôi vẫn thường thức khuya nên hay dậy muộn. Hôm đầu tiên đến lớp muộn, cô nhắc khéo: “Chắc đêm qua em học quên ngủ phải không? Lần sau đến đúng giờ nhé”. Tôi “dạ” một tiếng thật khẽ rồi chạy vào lớp. Nhưng hôm sau tôi vẫn là đứa duy8nhất trong lớp đi học muộn.

Cô thủng thẳng nói: “7 giờ, chuyến xe đã lăn bánh, những ai đến muộn tất nhiên sẽ phải chờ chuyến sau”. Thế là tôi phải đứng ngoài lớp mà lòng ấm ức. Tôi đã nghĩ rằng sao cô lại khó tính với học trò như vậy. Tôi chỉ đi muộn có 5 phút thôi, chỉ 5 phút chứ đáng gì đâu mà cô không cho vào lớp?

Đến cuối tuần, giờ sinh hoạt lớp, cô nói với cả lớp: “5 phút muộn giờ không chỉ có ý nghĩa về thời gian. Tiết học ấy các em không học cũng không sao. Đúng giờ không chỉ tôn trọng người khác mà còn tôn trọng chính bản thân mình. Cô không muốn bây giờ các em quen kiểu “giờ cao su”. Ngày hôm nay các em trễ giờ học, ngày mai sẽ trễ giờ làm, sẽ trễ rất nhiều cơ hội.

Trước đây, khi ở tuổi các em, cô cũng từng coi thường thời gian, từng trễ giờ khi đến trường thi và cô đã phải trả giá khi phải thi lại đại học vào năm sau. Đó là bài học mà cô ghi nhớ mãi, không cho phép mình trễ giờ nữa các em ạ”.

Tôi cụp mắt xuống thấy xấu hổ vì đã nghĩ rằng cô quá nguyên tắc, quá khắt khe, rằng 5 phút đâu có quan trọng đến mức ấy. Lúc đó, dù biết lỗi của mình nhưng tôi chưa hiểu đầy đủ lời dạy của cô. Nhưng vì không muốn cô buồn, cô la nên tôi tập cho mình thói quen đúng giờ, làm chủ thời gian. Tôi đã không còn là cô học trò trễ giờ nữa.

Khi đã đi làm, là trưởng phòng một công ty, mỗi khi nhân viên đi làm muộn, tôi thường cáu bẳn, la lối. Nhớ lại lời dạy của cô ngày nào, tôi cũng từng là đứa học trò thường đi học muộn, sao mà thấm thía quá.

Tôi từng cho rằng đi muộn 5 phút có đáng là bao. Nhưng cuộc sống đã dạy cho tôi biết rằng 5 phút nhiều khi rất quý giá, đúng như lời cô nói, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt thời gian...

MINH NGUYỆT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar