27/03/2018 18:59 GMT+7

Bác sĩ Yersin không phải là người đầu tiên tìm ra Lang Biang

TRƯỜNG LÂN
TRƯỜNG LÂN

TTO - Triển lãm ảnh chủ đề 'Cuộc đời và sự nghiệp bác sĩ Yersin người đầu tiên tìm ra cao nguyên Lang Biang - Đà Lạt' tuy nhỏ nhưng có nhiều sai sót không đáng có.

Sở Giáo dục - đào tạo Lâm Đồng vừa phối hợp với Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt tổ chức triển lãm ảnh chủ đề "Cuộc đời và sự nghiệp bác sĩ  người đầu tiên tìm ra cao nguyên - Đà Lạt". Bài viết này mạn phép nêu vài ý kiến trao đổi với ban tổ chức.

Bác sĩ Yersin không phải là người đầu tiên tìm ra Lang Biang - Ảnh 1.

Triển lãm còn một số lỗi dịch thuật và chưa được chăm chút - Ảnh: TRƯỜNG LÂN

1. Trong chủ đề triển lãm, "bác sĩ Yersin" và "người đầu tiên tìm ra cao nguyên Lang Biang - Đà Lạt" là hai thành phần cùng loại. Vì vậy, nên có dấu phẩy hoặc dấu ngăn nối giữa "Yersin" và "người".

Về lịch sử, Néis (1852-1907) và Septans (1855-1956) đến cao nguyên Lang Biang vào năm 1881. Yersin (1863-1943) đến cao nguyên Lang Biang lần đầu vào năm 1893, sau Néis và Septans 12 năm.

Chuyến đi của Néis và Septans ít người biết, trong khi phát hiện của Yersin được toàn quyền Doumer (1857-1932) nắm bắt để xây dựng khu nghỉ dưỡng tại Đà Lạt cho người Pháp.

Vì vậy, Yersin có vai trò đặc biệt đối với sự hình thành và phát triển Đà Lạt nhưng ông không phải là "người đầu tiên tìm ra cao nguyên Lang Biang".

2. Trong triển lãm, chú thích ảnh và các đoạn văn khác được viết bằng tiếng Pháp kèm theo phần dịch sang tiếng Việt. Tất cả được trình bày trên 10 bảng lớn đánh số từ 1 đến 10. Phần tiếng Việt cho thấy người dịch hiểu chưa chính xác một số từ tiếng Pháp.

Chẳng hạn, baccalauréat (tú tài) được dịch thành cử nhân, collaborateurs (các cộng tác viên) thành các nhân viên (bảng 2); éleveur (nhà chăn nuôi) thành nhà lai tạo (bảng 9).

Đặc biệt, trong chú thích ảnh khánh thành Trường THPT Yersin (nay là Trường CĐ Sư phạm Đà Lạt - nơi diễn ra triển lãm), lycée (trường trung học phổ thông) được dịch thành trường trung học cơ sở (bảng 10).

Liên quan đến các cụm từ ít thông dụng hơn, explorer la chaîne annamitique nên dịch là thám hiểm dãy Trường Sơn (thay vì khám phá An Nam - bảng 4); L’Oxus, au second plan là Oxus, chiếc tàu ở phía sau (thay vì Oxus, chiếc tàu thứ hai - bảng 4); petits gens là những người nghèo khổ (thay vì những con người nhỏ bé - bảng 10).

3. Ngoài biên dịch, việc diễn đạt bằng tiếng Việt nên trau chuốt hơn. Chẳng hạn, thay vì viết điều chế của vắcxin (bảng 7) nên viết là điều chế vắcxin, thay vì viết người đàn ông đơn giản (bảng 10) nên viết là người đàn ông giản dị, lỗi chính tả phong vủ biểu (bảng 9) nên sửa thành phong vũ biểu...

4. Dù có quy mô nhỏ, triển lãm trên được tổ chức trong bối cảnh cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia với sự hiện diện của thí sinh trung học 32 tỉnh thành khu vực phía Nam, phụ huynh, giáo viên hướng dẫn, giám khảo và các nhà quản lý - những người luôn mong đợi sự chính xác, mẫu mực về ngôn ngữ.

Chịu trách nhiệm triển lãm là hai cơ quan chuyên trách về giáo dục và đào tạo, quản lý nhiều cán bộ, giáo viên, giảng viên am hiểu lịch sử, tiếng Việt và tiếng Pháp. Nếu ban tổ chức dành thời gian xem lại các bảng trước khi trưng bày thì triển lãm sẽ hoàn hảo hơn.

TRƯỜNG LÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar