02/04/2020 09:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bác sĩ ở Trường Sa 'chỉ mong thất nghiệp thôi...'

MY LĂNG
MY LĂNG

TTO - “Quân y nhà tớ rất tốt nên ngư dân thích vào Sơn Ca lắm. Vô đây là được quân y và chỉ huy đảo quan tâm, chăm sóc tận tình” - thượng tá Hoàng Đức Chiến, chính trị viên đảo Sơn Ca, nói.

Bác sĩ ở Trường Sa chỉ mong thất nghiệp thôi... - Ảnh 1.

Thượng úy, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn (bệnh xá trưởng đảo Sơn Ca) khám bệnh cho một chiến sĩ - Ảnh: My Lăng

Bệnh xá đảo Sơn Ca (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) chỉ có ba phòng bệnh thường và một phòng bệnh nặng. "Nhưng khi ngư dân cần thì bao nhiêu cũng có, bộ đội sẵn sàng chịu vất vả, nhường giường mình cho ngư dân nằm" - thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn (bệnh xá trưởng đảo Sơn Ca) mỉm cười nói.

Anh em nói vui chỉ mong được thất nghiệp thôi. Tụi mình mà càng thất nghiệp bao nhiêu thì chứng tỏ bộ đội và ngư dân càng khỏe bấy nhiêu. Khỏe nên mới không cần đến quân y.

Anh Trịnh Công Điển

Kíp quân y trên đảo Sơn Ca

Đội ngũ y bác sĩ đảo Sơn Ca khá trẻ. Bệnh xá trưởng Nguyễn Ngọc Sơn mới 30 tuổi. Y sĩ Mai Trọng Nghĩa 29 tuổi. Y sĩ Nguyễn Tiến Thành 27 tuổi. "Già" nhất là y sĩ Đặng Trọng Minh cũng chỉ mới 33 tuổi. 

Thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn bảo vừa ra đảo, kíp quân y đã cấp cứu hơn 10 ngư dân trên tàu cá bị cháy. "Hôm đó là ngày 17-10-2019. Sóng to lắm. Ngư dân cố chèo mủng, nhưng cứ vào đến đầu cửa xuồng lại bị đẩy dạt ra. Sợ ảnh hưởng đến tính mạng ngư dân, đảo cử một nhóm chiến sĩ ra kéo người vào cấp cứu" - bệnh xá trưởng Nguyễn Ngọc Sơn kể.

Đảo cách xa đất liền hàng mấy trăm kilômet nên không phải thuốc nào cũng có và không phải cứ thiếu là có thể bổ sung ngay. "Chúng tôi tự nhủ cố làm tốt nhất để ngư dân mau lành bệnh ra khơi bám biển" - thượng úy bác sĩ Nguyễn Ngọc Sơn nói. 

Kíp quân y chỉ có bốn người nên anh em y bác sĩ cố gắng cùng nhau khắc phục những thiếu thốn, khó khăn chuyên môn. Để giúp bà con ngư dân có thêm kiến thức tự giữ sức khỏe cho mình, kíp quân y còn hướng dẫn ngư dân cách tự chăm sóc trên tàu.

Thương và cảm phục bà con ngư dân

"Ra đây toàn bác sĩ giỏi, trình độ thạc sĩ của Viện Quân y 103 đấy. Trước khi ra đảo, tụi mình đã được tập huấn sáu tháng về đa khoa, cấp cứu cơ bản ở viện. Khi vào Vùng 4 hải quân, tụi mình được tập huấn cách cấp cứu các bệnh lý ở biển. Ngoài biển hay gặp nhất là bệnh giảm áp. Rồi còn phải biết những sinh vật biển độc và cách xử trí" - đại úy Trịnh Công Điển, bệnh xá trưởng đảo Nam Yết, cho hay.

Kíp quân y trên đảo Nam Yết có bảy người, trong đó có một bác sĩ nội, một bác sĩ ngoại.

"Khó khăn nhất về chuyên môn ngoài này là do thiếu thốn trang thiết bị. Máy hiện đại nhất của bệnh xá là máy siêu âm từ năm 2014" - bệnh xá trưởng đảo Nam Yết cho hay. Cũng từ thiếu thốn trang thiết bị máy móc mà kéo theo việc chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân không dễ dàng.

"Tính mạng bệnh nhân đặt hoàn toàn ở mình, dù có trợ giúp qua hệ thống chẩn đoán và tư vấn từ xa telemedicine. Quyết định cuối cùng vẫn là mình, nên trách nhiệm và rất áp lực" - đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển chia sẻ.

Bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển nói: "Ra đây, tình cảm gắn bó lắm. Bà con ngư dân vào đảo chữa bệnh, tụi mình nấu cơm cho ngư dân ăn. Nhiều người về cứ gọi điện thoại hỏi thăm suốt, hẹn khi nào về mời tụi mình bữa cơm".

Anh Trịnh Công Điển kể anh nhớ nhất là đợt chữa bệnh cho một chiến sĩ 20 tuổi, người TP.HCM bị viêm tụy cấp hồi tháng 9-2019. "Bạn ấy điều trị hơn nửa tháng, lượng thuốc bọn mình mang theo khi ra đây dùng gần hết, phải chuyển vào bờ để có dinh dưỡng thêm cho mau hồi phục" - đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển nói.

Kế hoạch ban đầu là trực thăng sẽ bay ra đưa bệnh nhân vào bờ. Nhưng sóng gió lớn quá, trực thăng không thể bay ra được. Sau bệnh nhân tạm ổn, được đưa xuống tàu vào đất liền. Bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển nhận nhiệm vụ đi theo chăm sóc bệnh nhân. Đang thời điểm có bão, áp thấp, tàu đi mất ba ngày hai đêm.

"Tàu chỉ có 350 tấn nên lắc lắm. Bệnh nhân quen sóng gió nên khỏe hơn mình, không bị say. Mình say lòi mật, nằm cũng thấy mệt" - bác sĩ Điển mỉm cười khi nhớ lại chuyến đi không thể quên ấy.

Anh Điển bảo quân y ngoài đảo không có thời gian rảnh. "Khi không hoạt động chuyên môn thì mình cũng hoạt động như bộ đội, huấn luyện rồi tăng gia sản xuất theo tất cả chế độ trên đảo" - đại úy bác sĩ Trịnh Công Điển cho hay.

Khá bất ngờ khi thấy bệnh xá trưởng Trịnh Công Điển mang theo nhiều loại sách và cả sách tiếng Anh ra đảo. Anh bảo mang sách để khi rảnh là học. "Khi về bờ mình sẽ làm nghiên cứu sinh, học lên tiến sĩ. Về mình sẽ đăng ký xung phong đi Nam Sudan làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến. Nếu được chọn thì ba năm nữa đi Nam Sudan" - đại úy Trịnh Công Điển chia sẻ kế hoạch trong tương lai.

Chàng bác sĩ ở Trường Sa

TTO - Nhỏ nhẹ và thư sinh, nếu nước da không hơi đen thì rất đẹp trai! Bác sĩ Lê Trọng Tuấn khiến bất kỳ người nào gặp anh cũng có ý nghĩ như thế.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X vừa là ngày hội tôn vinh thiếu nhi tiêu biểu vừa là sân chơi truyền cảm hứng công nghệ, sáng tạo chuyển đổi số cho thế hệ măng non.

47 thiếu nhi đoạt giải thưởng quốc tế dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Sẵn sàng chi mạnh tay cả ngàn tệ chi phí, các giải chạy chỉ vài phút mở đăng ký đã "cháy vé" - hiện tượng chạy việt dã đang bùng nổ tại Trung Quốc với sức hút mãnh liệt từ trải nghiệm thiên nhiên hoang dã và thách thức vượt giới hạn bản thân.

Chạy việt dã làm nên cơn sốt nghìn tệ ở Trung Quốc

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Chính phủ giao Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Chính phủ: Chủ động chuẩn bị, tổ chức lễ diễu binh, duyệt binh dịp 80 năm Quốc khánh

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ luyện tập và tham gia diễu binh, diễu hành trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP.HCM, chàng chiến sĩ đã bưng tráp sang dạm ngõ ‘hậu phương’.

Tạm biệt TP.HCM, chiến sĩ bưng tráp dạm ngõ 'hậu phương' sau khi hoàn thành lễ diễu binh 30-4

Văn minh ở cây xăng

Người ta vẫn nói chỉ cần quan sát những hành xử nhỏ trong các tình huống đời sống của một người, bạn sẽ phần nào cảm nhận được nền tảng văn hóa cũng như nhân cách của người đó. Chẳng hạn như chuyện bạn làm gì khi đợi mua xăng.

Văn minh ở cây xăng

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái

Hơn 10 năm nay, cụ Chu Thị Lương (81 tuổi, ngụ thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cùng những người bạn trong nhóm thiện nguyện đã nấu hàng ngàn suất cháo, trao đến tay những người có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị bệnh.

Bát cháo tự tâm lan tỏa lòng nhân ái
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar