28/06/2020 10:37 GMT+7

Bác sĩ nói cho đi thận trái, Mẹ vẫn nhường cho con quả thận phải tốt nhất

THÙY DƯƠNG
THÙY DƯƠNG

TTO - Câu chuyện về quả thận được tái sinh từ tình thương vô bờ bến của mẹ dành cho con, của hai vợ chồng cùng dành cho một người sau 16 năm có thể khiến lòng chúng ta thêm ấm áp và tin tưởng hơn vào tình người bao la trong cuộc sống này.

Bác sĩ nói cho đi thận trái, Mẹ vẫn nhường cho con quả thận phải tốt nhất - Ảnh 1.

Sau ghép thận, sức khỏe chị Thanh đang hồi phục tốt và cảm thấy hạnh phúc vì “mẹ đã sinh ra tôi một lần nữa” - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các bác sĩ đã khuyên người mẹ nên hiến thận trái để đảm bảo an toàn tối đa cho người hiến, nhưng người mẹ vẫn nhiều lần trình bày nguyện vọng muốn hiến thận phải - quả thận tốt nhất - cho con gái mình.

“Lúc mở mắt ra được sau khi ghép, biết mẹ đã nằm ở phòng hồi sức tôi mừng lắm. Tôi cảm giác được sinh ra một lần nữa” - chị Ngô Thúy Phương Thanh, 27 tuổi, đã chia sẻ như vậy từ trên giường bệnh.

Với một người mẹ, tôi chỉ có suy nghĩ duy nhất là làm sao có thể cứu con. Dù bệnh tật làm con bé ngày một xanh xao nhưng con vẫn luôn lạc quan, động viên tôi. Thật may mắn khi tôi có thể hiến thận cho con, chỉ cần con được sống khỏe mạnh thì dù nỗi đau hay sự mất mát nào tôi cũng có thể chịu đựng được.

Mẹ chị Ngô Thúy Phương Thanh

Nhận từ mẹ những điều tốt đẹp nhất

Đến giờ khi mang trong người quả thận tốt nhất của mẹ, chị Phương Thanh mới hiểu ra được mẹ phải yêu thương, lo lắng cho mình đến thế nào mới có thể làm một việc mà chị chưa bao giờ hình dung ra được. 

"Tôi không nghĩ mẹ đủ can đảm để làm như vậy. Mẹ rất nhát, chỉ đi thử máu cũng khóc, mẹ còn hay sợ đau. Vậy mà lúc hai mẹ con vào phòng để ghép thận, tôi thấy mẹ tỉnh rụi, nói giờ chỉ muốn ghép nhanh, ghép lẹ cho con gái" - chị Thanh bật khóc khi nhớ lại phút giây hai mẹ con cùng vào phòng để chuẩn bị hiến và ghép thận.

Sau gần hai tuần nằm tại bệnh viện, chị Phương Thanh vừa được xuất viện. Mẹ chị cũng đã về nhà ở Cao Lãnh, Đồng Tháp để chăm sóc ba người em của chị. Chị Thanh đang ở trong một phòng trọ trên đường Hưng Phú, Q.8 để tiện đến bệnh viện theo dõi, tái khám.

Chị Thanh kể gia đình chị khó khăn, một mình mẹ phải nuôi 4 người con nên cuộc sống khá vất vả. Khi nghe bác sĩ nói chị có thể ghép thận cho sức khỏe tốt hơn thì mẹ sẵn sàng và muốn chị được ghép thận luôn. 

Nghe vậy nhưng chị Thanh băn khoăn về việc chưa có tiền đi viện thì mẹ nói cứ xét nghiệm trước đi, xem có ghép được không rồi lo tiền sau... 

Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ cho biết mẹ chị Thanh có các chỉ số miễn dịch học và chỉ số sinh hóa phù hợp, có thể hiến thận cho chị. Gia đình bạn trai của chị Thanh thấy thương chị cứ phải đi chạy thận nhân tạo nên đã cho chị "vay" tiền.

Ca ghép thận diễn ra vào ngày 1-6 và đã thành công. Hiện nay, sức khỏe hai mẹ con chị Thanh đều đã ổn định.

Có tinh thần tốt sẽ vượt qua mọi khó khăn

Hai năm trước, khi biết tin phải chạy thận, chị Thanh suy sụp vì thấy cuộc sống đến đây là hết. Chị, mẹ chị và các em cùng khóc rất nhiều... 

Hơn một tháng sau, nhìn lại cơ thể chị Thanh thấy mình vẫn bình thường nên đã vào những trang web ở trong nước và nước ngoài xem những người bị bệnh như chị sinh hoạt như thế nào để học hỏi theo. 

Càng đọc chị Thanh càng thấy thực ra căn bệnh này cũng không đáng sợ như mình nghĩ nếu biết cách sống chung với nó... Chị Thanh đã dần lạc quan, tuân thủ điều trị và vẫn đi làm như trước. Bạn bè chị gần như không biết chị mắc bệnh vì chị vẫn sinh hoạt bình thường.

Từ thông tin đọc được, chị Thanh thấy người bị suy thận phải tuân thủ theo một chế độ ăn uống sinh hoạt rất gắt gao, thế nhưng nhiều người bệnh trong nước chưa hiểu được điều này. 

Chị đang ấp ủ làm một kênh YouTube về sức khỏe để kể về chính trường hợp của mình và chia sẻ những kiến thức mà chị có được cho cộng đồng, để những người mắc bệnh có ý thức và hiểu biết hơn về căn bệnh.

Trải qua một cuộc đại phẫu, chị Thanh thấy nếu tâm lý tốt, tinh thần tốt thì cái gì cũng vượt qua được. Những ngày này, chị Thanh nghĩ đến tương lai nhiều hơn, chị đang lên kế hoạch để quay lại cuộc sống bình thường. Sức khỏe của mẹ chị sau khi ghép xong sẽ yếu hơn, chị sẽ làm gì để lo cho mẹ, cho các em và trả dần khoản nợ đã vay để ghép thận...

Với khả năng nói tiếng Anh tốt, nhanh nhẹn và tự tin trong công việc, trước khi ghép thận chị Thanh đã đi phỏng vấn tại một số công ty và được nhận. 

Chị Thanh tính khoảng tháng 8, tháng 9 tới sẽ đi làm để tiếp tục lo kinh tế cho gia đình. Mong ước của chị là đến một lúc nào đó sẽ đón được hai em lên TP.HCM học và mua một căn chung cư trả góp để mấy mẹ con được quây quần bên nhau.

Mẹ hiến thận cho con, 50 năm sau vẫn hoạt động tốt

TTO - Ông Jean-Pierre Saliège được ghép thận vào lúc con người chưa đặt chân lên Mặt trăng. 50 năm trôi qua, ông vẫn tiếp tục sống với một quả thận ghép trong khi thời gian sống trung bình của người nhận thận chỉ gần 14 năm.

THÙY DƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Trong lúc đi tắm ở khu vực khe nước, hai học sinh ở Hà Tĩnh đã không may chết đuối thương tâm.

Đi tắm khe, hai học sinh chết đuối thương tâm

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

Theo Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Việt Nam thực hiện chính sách quốc phòng "4 không", vì vậy không đưa lực lượng gìn giữ hòa bình tham gia các khu vực tham chiến.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương: Không cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến nơi có tham chiến

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Bộ Ngoại giao cho biết tính đến ngày 15-5, đã đưa hơn 450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh và bị tạm giữ ở Myanmar về nước an toàn. Còn khoảng 200 người khác đang chờ được hồi hương.

450 công dân Việt Nam vi phạm quy định xuất nhập cảnh ở Myanmar đã về nước

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Học sinh lớp 8 ở Đồng Nai bị nhóm bạn cùng trường dùng mũ bảo hiểm, tay, chân đánh, đá liên tiếp khiến dư luận bức xúc.

Làm rõ vụ nam sinh bị bạn đánh bằng mũ bảo hiểm, kêu cứu 'mình có làm gì mấy bạn đâu'

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Giới luật sư, chuyên gia trẻ đã có nhiều ý kiến tâm huyết vì mục tiêu quốc gia có một bản Hiến pháp mới tiến bộ và sát thực tiễn hơn.

Luật sư, chuyên gia trẻ: Sửa đổi Hiến pháp là động lực phát triển quốc gia

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong đợi gì?

Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia ngày hội văn hóa và tuyển dụng Việt - Hàn 2025 đánh giá cao năng lực lao động Việt, nhưng cũng mong họ cải thiện ngoại ngữ và nắm rõ văn hóa doanh nghiệp.

Tuyển sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp Hàn mong  đợi gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar