02/04/2020 07:00 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bác sĩ người Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus này

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - “Mình đã viết những chia sẻ đó trong một đêm mất ngủ vì lo lắng trong khi chồng đang làm việc ở phòng hồi sức tích cực của bệnh viện”, nữ bác sĩ gốc Việt Trang Phương Trinh trải lòng với Tuổi Trẻ Online.

Bác sĩ người Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus này - Ảnh 1.

Chị Phương Trinh (phải) và một đồng nghiệp tại nơi làm việc - Ảnh: NVCC

Đó là những chia sẻ của chị Trang Phương Trinh (tên tài khoản Facebook là Trinh Trang Yarett) với Tuổi Trẻ Online khi được hỏi về những dòng trạng thái (status) có tiêu đề Tháng 3, trong tâm bão viết về tình hình dịch bệnh tại New York (Mỹ) những ngày này.

Status này vẫn đang được cư dân mạng chia sẻ chóng mặt. Tới chiều 1-4 đã có hơn 11.000  lượt like, 6.900 lượt chia sẻ và hơn 115 bình luận.

Nhiều người đã khóc

Chị Phương Trinh cho biết chị viết status ban đầu chỉ để chia sẻ với bạn bè. Nhưng rồi một số bạn muốn chia sẻ về "tường" (wall) nhà mình nên đã nhắn chị chuyển sang chế độ cộng đồng (public). Và sau đó chị bất ngờ khi nhận được sự đồng cảm của quá nhiều người đọc. Nhiều người nhắn với chị là họ đã khóc.

Viết ra chỉ với mục đích ban đầu là chia sẻ nỗi lòng nặng trĩu với bạn bè, nhưng những chi tiết chân thực được "ghi" lại qua đôi mắt quan sát thật nhân hậu của nữ bác sĩ nhi khoa người Việt tại bệnh viện lớn nhất ở New York đã thực sự thuyết phục người đọc.

Sẽ nhiều người không quên được những dòng này: "Thực tế đau lòng là hầu hết bệnh nhân COVID-19 khi mất đều ra đi một mình. Để ngăn lây lan, bệnh viện quy định người nhà bệnh nhân không còn được vào thăm nữa. 

Rất nhiều gia đình đã phải nhìn người thân của mình ra đi qua facetime, và rất nhiều gia đình còn không hay biết người thân của mình đã mất vì bệnh viện không liên lạc với họ được. 

Và mất vì bệnh này, nếu không được tiêm morphine, là cảm giác như đang chết ngạt khi phổi không còn cung cấp oxy cho cơ thể được nữa. Đó là cái chết đau đớn và cô độc nhất". (trích chia sẻ trên Facebook của chị Trang Phương Trinh)

Chỉ mới được huy động tham gia công tác chống dịch COVID-19 của bệnh viện khoảng 1-2 tuần nay, nhưng "những điều trông thấy" trực tiếp đã khiến chị Phương Trinh hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh.

Để phù hợp với chuyên môn bác sĩ nhi, bệnh viện giao cho chị điều trị các bệnh nhân nhỏ tuổi và những người trẻ bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Vì nhóm người bệnh này ít bị nặng, công việc phần nào bớt áp lực. 

Nhưng chồng chị, anh Ian Yarett, thì khác. Là bác sĩ nội trú đa khoa đang phải làm việc rất nhiều tại phòng hồi sức tích cực (ICU) ở một bệnh viện khác cũng ở New York, anh Ian Yarett gần như không được nghỉ ngơi trong những ngày "bão táp" này.

Cùng là bác sĩ nội trú, chị Trinh và anh Ian hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Chị rất lo lắng, thậm chí bức xúc khi thấy trên mạng xã hội có quá nhiều tin giả. Mà không chỉ tin giả, nhiều người vẫn xem nhẹ dịch bệnh còn cho rằng chính phủ đang làm quá khi đóng cửa hoạt động kinh doanh, sản xuất.

"Khi chứng kiến sự lây lan rất nhanh và khi thấy có nhiều người chết cùng một lúc, bạn sẽ hiểu chính phủ không làm quá, không nhà nước nào muốn đóng cửa nền kinh tế cả. Đó là lý do vì sao những người trong ngành y rất khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy ở nhà", chị Trinh chia sẻ.

Bác sĩ người Việt cứu người ở New York: Đừng xem thường con virus này - Ảnh 2.

Vợ chồng bác sĩ Ian Yarett và bác sĩ Phương Trinh trong lễ tốt nghiệp trường y khoa Johns Hopkins - Ảnh: NVCC

Mong mọi người cẩn trọng hơn

Khi viết những dòng status chia sẻ tâm tư trên Facebook, chị Trinh muốn gửi tới mọi người thông điệp hãy cẩn trọng hơn, đừng chủ quan coi thường căn bệnh COVID-19. 

Một thực tế chị nhận thấy tại bệnh viện của mình, số người trẻ phải nhập viện không ít và cũng không hiếm những người trẻ đã qua đời vì bệnh này, dù đúng là người già, người có bệnh nền vẫn là nhóm rủi ro cao hơn với COVID-19.

"Bệnh này khác với các bệnh cúm thông thường. Nếu không may rơi vào nhóm bị nặng, sau khi nhiễm virus, tình trạng người bệnh từ lúc có biểu hiện ho, sốt tới chuyển sang khó thở diễn biến rất nhanh", chị nói.

"Khi đó nếu nhập viện, người nhẹ sẽ phải dùng máy thở oxy, người nặng phải dùng máy thở. Người nhẹ sẽ khỏi sau 1-2 ngày, còn theo chồng chị, phần lớn những người bệnh này khi đã phải đặt ống thở đều không qua khỏi", chị giải thích thêm.

Cho tới ngày 31-3, tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế tại bệnh viện của chị Trinh không còn nghiêm trọng như trước đó vài ngày, lúc chị viết status trên Facebook. 

Nhưng với tốc độ tăng số ca bệnh như hiện tại, chị vẫn rất lo, không biết trang thiết bị sẽ còn đủ dùng bao lâu nữa. Một người bạn chị ở bệnh viện khác đã phải dùng bao đựng rác làm đồ bảo hộ.

Vừa rồi cả hai bệnh viện nơi chị Trinh và anh Ian làm việc (thuộc hai hệ thống bệnh viện lớn nhất tại thành phố New York) đều đã thử nghiệm thành công kỹ thuật phân chia một máy thở cho hai người bệnh. Tất cả đều đã phải tính tới những phương án nỗ lực tối đa để cứu sống nhiều người bệnh nhất có thể lúc này.

New York quá tải, một máy thở cho hai người bệnh, mở nhà xác dã chiến

TTO - Thành phố New York lúc này là thành phố tâm dịch ở Mỹ, đang đối mặt với sức ép vô cùng căng thẳng khi số người chết bắt đầu tăng, tài nguyên y tế thiếu hụt nhiều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

A Lục biến sở thích nấu ăn thành nghề kiếm sống, phục vụ phụ nữ trẻ thành thị bận rộn, thu nhập gần 20.000 tệ/tháng (gần 70 triệu đồng/tháng). Nhưng cô cũng vướng phải tranh cãi về cách ăn mặc.

Mặc đồ yoga nấu ăn cho khách, thu nhập 70 triệu đồng một tháng

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Đổ vỡ trong chuyện tình cảm, nam thanh niên nảy sinh ý định 'trả thù tình' bằng cách không ai ngờ tới: trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò.

Nam thanh niên 'trả thù tình' bằng cách trộm mũ bảo hiểm của các cặp đôi hẹn hò

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Nguyễn Công Vinh - Trường THPT chuyên Bắc Ninh - vừa giành huy chương vàng Olympic Vật lý châu Á lần thứ 25, chia sẻ nguyên tắc tự học.

Chủ nhân HCV Olympic Vật lý châu Á: Nhỏ mê tìm hiểu sấm chớp mây mưa, lớn muốn làm kỹ sư AI

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Áp KPI cho công chức sao cho hiệu quả? Làm sao để hài lòng người dân, tránh chạy theo KPI để làm việc hình thức đối phó?

Đưa kiểu tính KPI của doanh nghiệp vào cơ quan công quyền: Đừng máy móc

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

Metro số 1 là không gian công cộng, nơi ai cũng có thể chụp ảnh, lưu lại khoảnh khắc đẹp, nhưng cần tuân thủ quy định.

Chụp ảnh ở metro: Đừng chắn lối, chặn cửa tàu

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ

Dù không chung dòng máu, người phụ nữ ở tuổi 62 vẫn đang ngày ngày bán vé số để nuôi một đứa trẻ "xa lạ" mà bà coi như khúc ruột của mình.

25 năm 'nuôi giùm' con của người lạ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar