09/08/2014 14:14 GMT+7

Bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương qua đời

Q.THI
Q.THI

TTO - Vì tuổi cao sức yếu, bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương đã qua đời lúc 0g20 ngày 9-8 tại nhà riêng (đường Lê Thị Riêng, TP.HCM).

Bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương - Ảnh: T.L.

>>

Bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương sinh ra trong một gia đình nổi tiếng. Ba con đường Dương Bá Trạc (Q.8), Dương Quảng Hàm (Q.Gò Vấp), Dương Tự Quán (Q.Bình Tân) tại TP.HCM đều được đặt tên theo tên của người cha và hai chú ruột của ông.

Linh cữu bác sĩ - họa sĩ Dương Cẩm Chương được quàn tại tư gia, nhập quan sáng chủ nhật 10-8, động quan lúc 7g ngày 13-8, hỏa táng tại Bình Hưng Hòa. Sau đó, di cốt của ông sẽ được gia đình đưa về nghĩa trang dòng họ Dương tại Mễ Sở (Hải Dương).

Ông sinh năm 1911 tại Long Xuyên, nơi cha ông là Dương Bá Trạc - chí sĩ yêu nước của phong trào Đông Kinh nghĩa thục bị thực dân Pháp cho an trí sau thời gian bị giam ở Côn Đảo. Mẹ ông là cháu ngoại của nhà thơ Chu Mạnh Trinh.

Thời trẻ, ông học trường Bưởi (Hà Nội), mộng vào trường kiến trúc, nhưng vì Việt Nam thời thực dân chưa có trường kiến trúc nên ông theo ngành y.

Ông là đồng môn với những bác sĩ nổi tiếng như Trần Văn Bảng, Trần Duy Hưng, Đào Huy Hách… và cũng tham gia nhóm văn chương Xuân Thu Nhã Tập cùng Đoàn Phú Tứ, Phạm Văn Hạnh…

Tốt nghiệp trường y năm 1938, ông làm bác sĩ phẫu thuật đến hoạt động y tế cộng đồng. Năm 1968 ông về hưu, sang Pháp sinh sống. Đến năm 1990 ông cùng gia đình trở lại Việt Nam.

Dương Cẩm Chương đến với hội họa khi đã 50 tuổi. Tranh ông thể hiện một tâm hồn họa sĩ tài hoa sau nghề nghiệp của một bác sĩ. Năm 1999, ông được nhà nước ta trao tặng huy chương Vì sự nghiệp Mỹ thuật.

Vợ ông là bà Thân Thị Ngọc Quế (1918-2007) cũng là một nhà thơ, có nhiều bài thơ được các nhạc sĩ phổ nhạc (Dzoãn Mẫn, Phạm Duy, Hoàng Giác, Phạm Trọng Cầu, Trịnh Công Sơn…). Bác sĩ  - họa sĩ Thân Trọng Minh gọi vợ ông là cô ruột.

Q.THI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar