22/02/2018 14:38 GMT+7

Bắc Kinh bắn tin: điều máy bay hiện đại tập trận để chống Ấn Độ

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Ngay sát Tết Nguyên đán, không quân Trung Quốc vẫn tất bật tập trận ở khu vực phía Tây nước này để "đối phó mối đe dọa từ Ấn Độ". Lần này truyền thông Trung Quốc nói thẳng về mục đích tập trận.

Bắc Kinh bắn tin: điều máy bay hiện đại tập trận để chống Ấn Độ - Ảnh 1.

Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc tham gia tập trận ở Tây Tạng hôm 13-2 - Ảnh: PLA

Truyền thông nhà nước Trung Quốc tuần này tiết lộ quân đội nước này đang tăng cường xây dựng năng lực ở khu vực phía Tây giáp biên giới với Ấn Độ.

Cụ thể, theo tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc ngày 20-2, Quân đội Trung Quốc đã điều các chiến đấu cơ Chengdu J-10 và Shenyang J-11 tới khu vực phía tây nước này để thực hiện cuộc tập trận tác chiến trên không. Động thái diễn ra chỉ hai ngày trước kỳ nghỉ Tết cổ truyền theo âm lịch.

Quân đội Trung Quốc còn đăng lên trang thông tin bằng tiếng Anh của mình các hình ảnh cho thấy J-10 và J-11 hạ cánh ở Tây Tạng, khu vực giáp biên giới với Ấn Độ.

Tờ Hoàn cầu Thời báo viết rằng động thái "tăng cường năng lực của Chiến khu Tây bộ là để đối phó bất kỳ mối đe dọa nào từ Ấn Độ".

"Việc tăng cường sức mạnh cho các chiến đấu cơ thế hệ 3.5 hay điều các máy bay chiến đấu tiên tiến tới Chiến khu Tây bộ là việc làm cấp thiết của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA)" - ông Tống Trung Bình (Song Zhong Ping), chuyên gia quân sự kiêm nhà bình luận trên đài truyền hình Phượng Hoàng tại Hong Kong, nhận định về hoạt động trên.

Ông Tống nói rằng hiện Ấn Độ sở hữu các chiến đấu cơ thế hệ 3, do đó Trung Quốc có thể ngăn chặn mối đe dọa từ quốc gia Nam Á này nếu Bắc Kinh điều động các chiến đấu cơ thế hệ 3.5 tới biên giới.

Với việc Ấn Độ nhập khẩu thêm các máy bay mới, Trung Quốc sẽ tiếp tục củng cố năng lực của các máy bay chiến đấu của mình tại Chiến khu Tây Bộ"

Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình

Bắc Kinh bắn tin: điều máy bay hiện đại tập trận để chống Ấn Độ - Ảnh 3.

Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc hạ cánh sau cuộc tập trận tác chiến trên không ở Tây Tạng ngày 13-2 - Ảnh: PLA

Chiến khu Tây bộ là một trong 5 chiến khu của quân đội Trung Quốc với bộ tư lệnh đặt tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Phạm vi quản lý của chiến khu này gồm Tây Tạng, Tân Cương, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thanh Hải, Cam Túc và Ninh Hạ.

Theo trang thông tin của quân đội Trung Quốc, ngay sau cuộc tập trận trên, quân đội nước này vẫn tiếp tục huấn luyện suốt kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm nay.

Các binh sĩ Trung Quốc đã tham gia huấn luyện dưới chân dãy núi Kì Liên thuộc tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung Quốc. Trong khi đó, một trung đoàn hải không quân đã tham gia huấn luyện ở bán đảo Sơn Đông, miền đông nước này.

Ông Kanti Prasad Bajpai - giám đốc Trung tâm châu Á và Toàn cầu hóa tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, cho rằng thông qua cuộc tập trận ở Tây Tạng, Trung Quốc có thể đang gửi thông điệp tới Ấn Độ rằng căng thẳng trên cao nguyên Doklam "vẫn chưa kết thúc" và rằng Ấn Độ không nên "quá tự mãn".

Còn theo ông M. Matheswaran, cựu thống chế không quân Ấn Độ trước đây chỉ huy ở vùng tây bắc Ấn Độ, tiêm kích J-11 trên của Trung Quốc đã được sử dụng tại Tây Tạng ít nhất 5 năm. Việc điều động J-11 được đánh giá cũng để đáp trả việc Ấn Độ mua các chiến đấu cơ Sukhoi-30 của Nga.

"Không phải Ấn Độ đang đe dọa Trung Quốc, mà là Trung Quốc đang đe dọa Ấn Độ. Tôi không nghĩ Ấn Độ lại có quy mô lực lượng để đe dọa Trung Quốc vào thời điểm này" - ông M. Matheswaran nêu đánh giá.

Năm ngoái, binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc nằm trong tình trạng đối đầu tại cao nguyên Doklam - khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Bhutan - hơn 70 ngày sau khi công binh Trung Quốc đơn phương tiến vào cao nguyên này để xây dựng một con đường vào ngày 16-6. Sau thỏa thuận lui quân ngày 28-8, căng thẳng giữa hai bên đã chấm dứt.

Tuy nhiên, tháng 12 năm ngoái, các báo cáo cho biết Trung Quốc vẫn tăng số lượng binh sĩ và tu sửa hạ tầng quân sự gần cao nguyên Doklam. Giới phân tích nhận định động thái này sẽ giúp Trung Quốc thắt chặt kiểm soát các khu vực biên giới với Ấn Độ và đề phòng trước các vấn đề có thể phát sinh trong tương lai.

BÌNH AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Các lãnh đạo châu Âu đồng loạt vận động Tổng thống Mỹ Donald Trump trước cuộc điện đàm quan trọng với ông Putin ngày 19-5, nhằm tránh nguy cơ Washington thỏa hiệp với Matxcơva mà phớt lờ lợi ích của Ukraine.

Điện đàm Trump - Putin: Sức ép từ châu Âu

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

64 người di cư đã nhận 1.000 USD/người và 'tự trục xuất' khỏi Mỹ trên chuyến bay đến Honduras và Colombia, với cam kết có thể quay lại Mỹ hợp pháp trong tương lai.

Nhóm người di cư đầu tiên nhận trợ cấp 1.000 USD, 'tự trục xuất' khỏi nước Mỹ

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Ông Trump cho rằng phải mất thời gian thì căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt của ông Biden mới đến giai đoạn nặng, và 'ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm hơn' về tình trạng của cựu tổng thống.

Ông Trump: Tôi rất ngạc nhiên khi công chúng không được thông báo sớm về bệnh ung thư của ông Biden

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Nga hé lộ mở đầu điện đàm, ông Putin đã chúc mừng ông Trump đón đứa cháu thứ 11. Tổng thống Nga khẳng định vai trò của ông Trump, nhấn mạnh Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine về bản ghi nhớ cho hiệp ước hòa bình.

Điện đàm hơn 2 tiếng, ông Trump và ông Putin đã thảo luận những gì?

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Ông Zelensky khẳng định sẽ không rút quân khỏi 4 vùng phía đông Ukraine mà Nga sáp nhập, đề nghị được nêu quan điểm về bản ghi nhớ hòa bình với Nga, đồng thời tuyên bố EU sẽ áp thêm trừng phạt lên Nga.

Hậu điện đàm Trump - Putin, ông Zelensky khẳng định không rút quân khỏi 4 vùng Nga sáp nhập

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine

Ông Trump nói Nga và Ukraine sẽ bắt đầu đàm phán ngừng bắn "ngay lập tức"; Ông Putin khẳng định Nga sẵn sàng làm việc với Ukraine.

Tin tức thế giới 20-5: Tuyên bố của ông Putin và ông Trump sau điện đàm về Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar