12/05/2018 19:48 GMT+7

Bà trông cháu có nên được trả công?

THUÝ NGUYỄN (Theo Independent)
THUÝ NGUYỄN (Theo Independent)

TTO - Một bà mẹ Australia bị cư dân mạng phản ứng dữ dội khi để ông bà trông cháu 3 ngày một tuần mà không hề được trả công.

Bà trông cháu có nên được trả công? - Ảnh 1.

Nhiều ông bà - ngay cả ở phương Tây - coi việc trông cháu cho con đi làm là niềm vui - Ảnh: Independent

Cô Lauren ở Queensland, Australia kể rằng, cô phải nhờ cha mẹ mình đưa hai con lớn là Grace và Lucy đến trường vào buổi sáng, rồi chăm sóc cô con gái nhỏ Violet mới 2 tuổi cho đến khi cô đi làm về lúc 5h chiều. Ngoài ra, mẹ cô là bà Fiona còn phải lo giặt giũ, rửa chén bát của bữa sáng mỗi ngày.

"Họ làm rất nhiều" - cô chia sẻ trên Mamamia. "Tất cả bạn bè tôi lúc nào cũng bảo tôi quá may mắn vì có bố mẹ giúp. Tôi biết mọi người không được hỗ trợ thì khó khăn như thế nào để thu xếp cả công việc và con cái. Tôi rất biết ơn vì những việc này dễ dàng với tôi hơn nhiều so với người khác".

Được bố mẹ giúp, gia đình Lauren tiết kiệm được rất nhiều tiền do không phải đưa con đi trẻ. Mặc dù mất rất nhiều thời gian và công sức cho con cháu, mẹ cô vẫn không hề nghĩ rằng bà nên được trả công.

Ngược lại, bà Fiona tâm sự rằng, trông cháu là việc bà rất thích. Việc này giúp bà bận rộn cả ngày. Bà chỉ mong con cái trân trọng những gì bà làm cho họ.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ trên Facebook, trang Mamamia bị ngập lụt những lời bình luận. Một số cho rằng, bố mẹ Lauren không cần được trả lương. Số khác phản đối ý kiến này.

"Tôi giúp vì tôi yêu cháu, tôi yêu con trai và yêu cả vợ chúng. Tôi không gọi đấy là công việc vì tôi vẫn được chơi, được làm thủ công, được tắm rửa, cho chúng ăn khi bố mẹ chúng phải đi làm hoặc muốn dành một ngày bên nhau. Với tôi đó là niềm vui", một người bình luận.

Một người khác nói thêm: "Để nuôi một đứa trẻ cần rất nhiều người. Gia đình này thật may mắn vì tôi chắc rằng mối quan hệ giữa ông bà và cháu sẽ rất tuyệt".

Tuy nhiên, một người cho biết: "Tôi trả lương cho bố mẹ tôi trông cháu 4 giờ một tuần". Một ý kiến khác đồng tình: "Nếu họ phải làm cả ngày thì nên trả công cho họ".

TTO - Người mẹ 50 tuổi đi cùng cô con gái 20 tuổi. Nhất nhất chuyện gì người mẹ cũng phải làm, cô con gái chỉ việc ăn uống, chụp hình và… sai vặt người mẹ.

THUÝ NGUYỄN (Theo Independent)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trao học bổng Chắp cánh ước mơ: Vệt sáng lung linh trên bức tranh đen thẫm

Đọc xong tất cả bài viết tham dự chương trình, tôi dường như nhìn thấy bức tranh rất đặc biệt có nền đen thẫm như đêm tối mịt mùng. Nhưng trên bức tranh ấy, chỗ nọ chỗ kia nổi lên những vệt trắng sáng lồng lộng, lung linh...

Trao học bổng Chắp cánh ước mơ: Vệt sáng lung linh trên bức tranh đen thẫm

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Trung Quốc công bố các biện pháp mới nhằm ổn định việc làm: mở rộng trợ cấp bảo hiểm xã hội, hỗ trợ có mục tiêu cho thanh niên tìm việc...

Trung Quốc công bố các biện pháp hỗ trợ việc làm giữa căng thẳng thương mại

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Bộ Quốc phòng mời 5 nước là Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng tham gia diễu binh tại lễ kỷ niệm.

Việt Nam mời Nga, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Belarus cử lực lượng sang tham gia diễu binh

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến

Đội hình tình nguyện hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền hai cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cơ sở của các bạn trẻ đã có mặt ở 168 phường, xã, đặc khu tại TP.HCM sau sáp nhập.

Giúp dân quen với dịch vụ công trực tuyến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar