07/08/2016 10:35 GMT+7

Bà Tomomi Inada - bóng hồng quyền lực ở Bộ Quốc phòng Nhật

DUY LINH
DUY LINH

TTO - Trái với bề ngoài có vẻ “liễu yếu đào tơ”, tân Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada nổi tiếng là người mạnh mẽ, kiên định với tư tưởng cứng rắn, dân tộc chủ nghĩa.

Bà Tomomi Inada duyệt đội danh dự ngày 4-8 - Ảnh: Reuters

Quyết định bổ nhiệm bà Tomomi Inada làm bộ trưởng quốc phòng là một lựa chọn có tính toán của Thủ tướng Shinzo Abe, trong bối cảnh khu vực Đông Á đang còn nhiều bất ổn.

Bà là người phụ nữ thứ hai giữ chức bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, trước đó là bà Yuriko Koike, người vừa trở thành nữ thị trưởng đầu tiên của Tokyo hôm 31-8.

Rất được lòng thủ tướng

Việc chọn bà Inada, vốn có rất ít kinh nghiệm về an ninh quốc tế, làm bộ trưởng quốc phòng cho thấy sự tín nhiệm của Thủ tướng Abe với nữ chính trị gia 57 tuổi. Trên thực tế, gần 11 năm qua con đường chính trị của bà Inada ít nhiều có dấu ấn của ông Abe.

Năm 2005, bà được ông Abe, khi đó vẫn chưa làm thủ tướng, chú ý sau bài phát biểu trong một phiên họp của Đảng Dân chủ tự do (LDP) về các vấn đề liên quan tới tội ác chiến tranh của phát xít Nhật trong Thế chiến thứ hai. Bà Inada khi đó lập luận rằng Tòa án quân sự quốc tế vùng Viễn Đông (hay còn được gọi là Tòa án tội ác chiến tranh Tokyo) được thành lập sau năm 1945 đã bóp méo vai trò và trách nhiệm của Nhật Bản trong Thế chiến thứ hai.

Thời điểm bà Inada được chỉ định làm chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP, nhiều tạp chí Nhật Bản đánh giá ông Abe dường như rất tin tưởng bà Inada bởi vị trí đó chỉ dành cho các chính trị gia lâu năm và dày dạn kinh nghiệm của đảng này. Giới truyền thông khi đó còn nhận định nhiều khả năng bà Inada sẽ được ông Abe đề cử làm thủ tướng Nhật Bản trong tương lai.

Một năm sau đó, phát biểu trong một cuộc họp của LDP năm 2015, Thủ tướng Abe đã ví bà Inada như Jeanne d'Arc, nữ anh hùng nông dân người Pháp đã giúp nước Pháp giành nhiều thắng lợi trong cuộc “Chiến tranh trăm năm” với người Anh thế kỷ 15. Điều này cho thấy ông Abe coi trọng bà Inada như thế nào.

Nguyên nhân của sự tín nhiệm này, theo Wall Street Journal (WSJ), phần lớn xuất phát từ sự tương đồng giữa hai người trong nhiều vấn đề, đặc biệt là các quan điểm chính trị - lịch sử và chủ nghĩa dân tộc cứng rắn. Bà Inada thường xuyên viếng thăm đền Yasukuni, vốn bị Trung Quốc và Hàn Quốc xem là biểu tượng của chế độ quân phiệt Nhật, cũng như bác bỏ và biện hộ các vấn đề bị xem là tội ác chiến tranh của phát xít Nhật.

Nữ chính trị gia cũng là người ủng hộ nhiệt thành kế hoạch cải tổ hiến pháp hòa bình của Nhật Bản hậu Thế chiến thứ hai, tăng cường hơn nữa vai trò của quân đội trong các vấn đề quốc tế.

Cái gai trong mắt Trung, Hàn

Chính quyền Bắc Kinh đang khá cảnh giác và khó chịu trước việc bà Inada được chọn làm bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản. Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đã không ít lần gọi bà Inada là “chính trị gia cánh hữu điển hình” sau những chuyến thăm đền Yasukuni và phát ngôn của bà.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc, trong phản ứng mới nhất ngày 5-8, đã cáo buộc bà Inada “âm mưu che đậy lịch sử xâm lược của Nhật, thách thức trật tự quốc tế bằng cách làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt” khi bà từ chối nói về các vụ thảm sát dân thường Trung Quốc do phát xít Nhật thực hiện.

Còn Seoul cũng nhiều lần chỉ trích các chuyến viếng thăm đền Yasukuni của bà Inada trong giai đoạn trước. Năm 2011, bà bị Hàn Quốc từ chối cho nhập cảnh khi đang tìm cách tới thăm quần đảo Dokdo/Takeshima đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

11 năm để leo lên vị trí quyền lực

● Tốt nghiệp Đại học Waseda năm 1981, bà Tomomi Inada chọn con đường trở thành luật sư và làm việc cho Đoàn luật sư thành phố Osaka, miền nam Nhật Bản năm 1985, rồi chuyển công tác sang Đoàn luật sư Fukui năm 2008.

● Tháng 9-2005, với tư cách là ứng cử viên chính thức của LDP, bà Inada trúng cử vào Hạ viện Nhật Bản và tiếp tục tái đắc cử bốn năm sau đó.

● Năm 2012, bà được chỉ định làm bộ trưởng cải cách hành chính trong nội các của Thủ tướng Abe và giữ vị trí này đến hết tháng 9-2014, rồi được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP.

● Chỉ hai năm sau đó, ngày 3-8-2016 Thủ tướng Shinzo Abe chỉ định bà Inada trở thành bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản.

Bà Tomomi Inada kết hôn với ông Ryu Inada, bạn học chung tại Đại học Waseda, năm 1989. Ông Ryu Inada cũng là luật sư và đang làm việc tại thành phố Osaka. Cả hai người đã có hai người con, một trai một gái.

Ngoài tham gia các hoạt động chính trị, bà Inada còn viết sách và nhiều bài cho các tạp chí khác nhau về các vấn đề chính trị, pháp lý và lịch sử. Phần lớn trong số này cho thấy bà có tư tưởng cứng rắn, chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ.

DUY LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Một người đã bị bắt giữ và gần 300 người đã được sơ tán khỏi chuyến bay của Hãng Hawaiian Airlines, sau khi có tin báo về khả năng máy bay bị đe dọa đánh bom.

Nghi có bom, máy bay phải chuyển hướng trên đường băng ở California

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

Ông Medvedev cảnh báo Ukraine có cơ hội cuối cùng để duy trì một dạng nhà nước sau khi xung đột kết thúc, khẳng định Nga vẫn sẵn sàng đàm phán.

Ông Medvedev: Ukraine có 'một cơ hội cuối cùng'

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Thông tin nói rằng cụm từ "AstraZeneca" được dịch thành "con đường tới cái chết" trên Google Dịch đang lan truyền rộng rãi, nhưng các nhà ngôn ngữ học khẳng định đây chỉ là tin đồn thêu dệt.

AstraZeneca không có nghĩa là 'con đường tới cái chết' trong tiếng Latin

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Ngày 21-5, Trung Quốc lên án các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới của Mỹ, gọi đây là hành vi "bắt nạt", đồng thời cảnh báo sẽ có hành động đáp trả.

Trung Quốc nói Mỹ 'bắt nạt', cảnh báo hậu quả pháp lý về xuất khẩu chip

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto tuyên bố từ chức sau phát ngôn gây bức xúc dư luận khi ông nói rằng mình “chưa bao giờ phải mua gạo” trong bối cảnh giá gạo tăng cao.

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản từ chức sau phát ngôn ‘chưa bao giờ phải mua gạo’

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng

Tại cuộc họp thường niên lần thứ 13 hôm 20-5, Hội đồng Tăng già tối cao Phật giáo Thái Lan đã thông qua bốn nghị quyết quan trọng nhằm tăng cường giám sát tài chính và quản lý tài sản trong các chùa, ngăn ngừa tình trạng biển thủ công đức.

Thái Lan siết quản lý tài sản các chùa để ngăn chặn tham nhũng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar