10/01/2022 15:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bà Suu Kyi lãnh thêm án tù vì xài bộ đàm nhập khẩu không phép

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Thiếu tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên của chính quyền quân sự Myanmar, xác nhận nhà lãnh đạo dân sự bị lật đổ Aung San Suu Kyi bị tuyên thêm 4 năm tù cho 3 tội hình sự, trong đó có tội nhập và sử dụng bộ đàm không phép.

Bà Suu Kyi lãnh thêm án tù vì xài bộ đàm nhập khẩu không phép - Ảnh 1.

Bà Aung San Suu Kyi - Ảnh: REUTERS

Phiên tòa xử bà Aung San Suu Kyi diễn ra sáng 10-1, gần 1 năm sau khi quân đội bắt giữ hàng loạt lãnh đạo dân sự Myanmar vào ngày 1-2 năm ngoái.

Tướng Zaw Min Tun xác nhận với Hãng thông tấn AFP việc bà Suu Kyi sẽ còn đối mặt nhiều phiên tòa xét xử các tội danh khác. Trong thời gian chờ đợi, bà sẽ bị quản thúc tại gia.

Trước đó, một nguồn tin của AFP am hiểu tình hình Myanmar cho biết bản án 4 năm tù của bà Suu Kyi là do bà đã phạm 3 tội hình sự, gồm tội nhập lậu và tội sử dụng trái phép bộ đàm, một tội khác liên quan đến quy định phòng dịch COVID-19.

Lực lượng an ninh Myanmar đã thu giữ một số thiết bị bộ đàm tại nhà của bà Suu Kyi sau cuộc chính biến tháng 2-2021 và cáo buộc bà đã nhập thiết bị này mà không khai báo.

Ngoài các tội danh nêu trên, bà Suu Kyi còn phải đối mặt với nhiều tội danh tham nhũng mà nếu bị kết tội có thể đối mặt hàng chục năm tù.

Một số đồng minh chính trị của bà cũng bị bắt và xét xử, trong đó có ông Win Myint - người giữ ghế tổng thống khi bà Suu Kyi nắm vai trò "Cố vấn nhà nước Myanmar".

Trong phiên tòa kết án đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, bà Suu Kyi bị tuyên 4 năm tù vì tội kích động bạo lực và vi phạm các nguyên tắc chống dịch trong thời gian vận động tranh cử.

Thống tướng Min Aung Hlaing, người đứng sau cuộc chính biến và đang đứng đầu chính quyền Myanmar, sau đó ra lệnh giảm án cho bà Suu Kyi xuống còn 2 năm.

Cuộc chính biến tháng 2-2021 diễn ra không lâu sau khi Đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử tháng 11-2020.

Phía quân đội cáo buộc có gian lận bầu cử và tiến hành bắt giữ các lãnh đạo cấp cao của chính quyền dân sự với lý do bảo vệ hiến pháp.

Hành động của quân đội dẫn tới các cuộc biểu tình trên khắp Myanmar và khiến nhiều nước lo ngại, kêu gọi các bên liên quan hòa giải và đối thoại để xuống thang căng thẳng.

Campuchia thử cách mới với Myanmar, không đòi gặp bà Suu Kyi

TTO - "Thật vô ích khi họ xây bức tường thật dày rồi chúng ta dùng đầu đập vào đó", Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn nói về việc yêu cầu chính quyền quân sự Myanmar cho gặp nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Tổng thống Putin: Doanh nghiệp nước ngoài muốn quay lại Nga, lời xin lỗi là chưa đủ

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các doanh nghiệp nước ngoài muốn quay trở lại Nga làm việc thì xin lỗi thôi là chưa đủ.

Tổng thống Putin: Doanh nghiệp nước ngoài muốn quay lại Nga, lời xin lỗi là chưa đủ

Máy bay huấn luyện Nhật Bản rơi chưa rõ nguyên nhân

Chiếc máy bay huấn luyện T-4 do Nhật Bản sản xuất rơi xuống hồ nước ít lâu sau khi cất cánh.

Máy bay huấn luyện Nhật Bản rơi chưa rõ nguyên nhân

EU tung ra gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga

Ngày 14-5, đại diện các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt mới nhằm vào Nga, siết chặt kiểm soát đối với "đội tàu ma" mà Nga dùng để lách lệnh trừng phạt dầu mỏ.

EU tung ra gói trừng phạt thứ 17 nhằm vào Nga
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar