02/11/2017 11:55 GMT+7

Bà San Suu Kyi tới Rakhine giải quyết vấn đề người Rohingya

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Lần đầu tiên kể từ sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng bạo lực với cộng đồng người thiểu số Hồi giáo Rohingya, bà Aung San Suu Kyi tới công tác tại bang Rakhine.

Bà San Suu Kyi tới Rakhine giải quyết vấn đề người Rohingya - Ảnh 1.

Bà Suuu Kyi - Ảnh: REUTERS

Theo hãng tin Reuters, bà Suu Kyi đã lên một trực thăng quân sự tại Sittwe, thủ phủ bang Rakhine, vào lúc 9g sáng nay (2-11) theo giờ địa phương.

Người phát ngôn chính phủ Myanmar, ông Zaw Htay, cho biết bà Suu Kyi đã tới thăm huyện biên giới Maungdaw, nơi có hơn 600.000 người Rohingya đã vượt biên sang Bangladesh kể từ ngày 25-8.

"Bà ấy sẽ tới Maungdaw và tôi không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết", ông Zaw Htay nói. Có khoảng 20 quan chức tháp tùng bà Suu Kyi trong chuyến công tác tới bang Rakhine trên 2 chiếc trực thăng quân sự.

Kể từ sau thắng lợi bầu cử năm 2015 và từ khi trở lại nắm quyền trong chính phủ năm ngoái, bà Suu Kyi vẫn chưa từng tới bang Rakhine. Phần lớn cư dân tại Maungdaw là người Hồi giáo cho mãi tới cuộc khủng hoảng gần đây.

Khủng hoảng bạo lực đã xảy ra tại Rakhine khi quân đội Myanmar tiến hành các chiến dịch trấn áp những cuộc tấn công của phiến quân Rohingya nhằm vào 30 chốt an ninh trong khu vực. Myanmar bác bỏ cáo buộc của công luận quốc tế chỉ trích đây là cuộc thanh trừng liên quan tới chủng tộc và tôn giáo.

Liên quan với vụ việc ở bang Rakhine, thời gian qua bà Suu Kyi phải đối mặt với nhiều luồng dư luận chỉ trích của quốc tế, cho rằng bà đã không nỗ lực hết sức trong việc lên tiếng bảo vệ cộng đồng người Rohingya khi cuộc khủng hoảng bạo lực xảy ra.

LHQ lên án cuộc khủng hoảng bạo lực này trong bối cảnh Myanmar đối mặt với sức ép gia tăng trong việc cần đảm bảo an toàn cho người dân Rohingya và tạo điều kiện để họ hồi hương.

Hàng ngàn người Rohingya được cho là vẫn đang sống tại các khu lều trại dựng tạm trên một khu vực bờ biển gần Maungdaw để chờ thuyền đưa họ tới Bangladesh. Điều kiện sinh hoạt ở những nơi này rất tồi tệ.

Bà Suu Kyi là người đứng đầu ủy ban chịu trách nhiệm tái thiết bang Rakhine và phụ trách công tác đưa những người Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh hồi hương.

Bà Suuu Kyi cam kết tất cả những người tị nạn nếu có thể chứng minh họ là cư dân Myanmar sẽ được phép hồi hương. Tuy nhiên những người này cũng sẽ phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt để có thể trở lại Myanmar.

Cũng trong ngày 1-11, ông Zaw Htay cáo buộc chính quyền Bangladesh đã trình hoãn việc khởi động quá trình hồi hương của những người Rohingya.

Ông Zaw Htay nói kể từ ngày 25-8, Bangladesh vẫn chưa gửi một danh sách chính thức những người Rohingya đã tháo chạy sang nước họ.

D. KIM THOA

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Ông Trump tố Nam Phi diệt chủng người da trắng tại nước này khi gặp Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ở Phòng Bầu dục ngày 21-5.

Ông Trump tranh cãi với Tổng thống Nam Phi ngay tại Nhà Trắng

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Ông Trump thừa nhận hậu quả của cắt giảm tài trợ nước ngoài; Mỹ nhận máy bay siêu sang Qatar tặng; Nhiều nước ngừng nhập thịt gà Brazil.

Tin tức thế giới 22-5: Ông Trump cãi với Tổng thống Nam Phi ở Nhà Trắng; Nga hạ nhiều drone Ukraine

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Theo tài liệu nội bộ mà Reuters thu thập được, quân đội Mỹ sẽ thay đổi hồ sơ của những quân nhân chuyển giới và chỉ hiển thị tên khai sinh của họ như một phần trong nỗ lực loại những quân nhân này khỏi quân đội.

Quân đội Mỹ ra lệnh cập nhật giới tính thật của toàn bộ quân nhân chuyển giới

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'

Ngày 21-5, Điện Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của Ukraine và châu Âu khi cho rằng Nga đang cố kéo dài tiến trình hòa bình về cuộc xung đột ở Ukraine, đồng thời tiết lộ chưa quyết định về địa điểm đàm phán tiếp theo.

Điện Kremlin: 'Không ai muốn trì hoãn tiến trình đàm phán'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar