01/10/2015 12:04 GMT+7

Nhà báo Trần Nhật Vy ra sách "Ba nhà báo Sài Gòn"

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TT - Tập sách của nhà báo Trần Nhật Vy giới thiệu cuộc đời và hành trình làm báo của ba cây bút Nam kỳ nổi tiếng: Dương Tử Giang, Trần Tấn Quốc, Bà Bút Trà vừa ra mắt bạn đọc.

Ảnh: Lam Điền

Đây là một quyển trong loạt sách kỷ niệm 150 năm báo quốc ngữ (1865 - 2015), do NXB Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành.

Ba nhà báo với những câu chuyện gắn bó trong làng báo Sài Gòn ở nhiều góc độ, hoàn cảnh khác nhau. Và cũng nhờ thế nên khi khảo cứu về cuộc đời của ba người cũng chính là lật giở lại những góc khuất, những mảng tình tiết thú vị của một thời báo chí Sài Gòn.

Nhà báo Dương Tử Giang với một đời sôi động, từng tham gia nhiều tòa soạn, viết nhiều bài chống chính quyền thực dân, đứng về phía những người cách mạng từ trong thời kỳ chống Pháp đến thời đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm.

Đọc lại những chặng đời của Dương Tử Giang, thấy nổi bật một tấm lòng tha thiết với nghề báo, nghề văn. Và đáng quý hơn ở ông là một khí chất văn nghệ tài hoa. Ông soạn tuồng, dựng kịch, tổ chức biểu diễn, gây động phong trào… làm tất cả chỉ để kêu gọi tấm lòng, khơi dậy ý thức yêu nước ở người dân.

Đọc cuộc đời ông, thấy câu chuyện làm báo thời xưa vừa tự do vừa gian nan, ra báo dễ mà bị bắt, bị đóng cửa cũng rất dễ. Dương Tử Giang đã xông vào thời cuộc bằng trang báo và sống chết với nghề theo đúng nghĩa đen: ông bị bắt khi đang ngồi ở nhà in sửa morasse tờ Duy Tân.

Nhà báo Trần Tấn Quốc cũng là một cây bút sống tích cực với đời sống dân lành trong thời loạn lạc. Ông không chỉ dùng ngọn bút để lật xới những mặt trái xã hội trong thời Pháp thuộc, mà làng báo văn nghệ hẳn sẽ không quên ông khi chính ông đã lấy bút hiệu của mình thành lập giải Thanh Tâm vào năm 1958 để khuyến khích và tìm kiếm các nghệ sĩ cải lương tài năng bấy giờ.

Giải Thanh Tâm vừa là một dấu mốc quan trọng của làng báo Sài Gòn khi thể hiện vai trò “bà đỡ” cho các nghệ sĩ, vừa là sự kiện trong lịch sử cải lương khi có một giải thưởng nghiêm túc, chất lượng trong thời buổi đất nước còn chiến tranh.

Phần khảo cứu về Bà Bút Trà Tô Thị Thân có dung lượng không nhiều, nhưng đây quả là một “kỳ nhân” của làng báo Sài Gòn. Bà cùng với chồng là Bút Trà Nguyễn Đức Nhuận xoay trở suốt 40 năm làm báo - một thời gian “đứng chân” kỷ lục trong làng báo bấy giờ.

Bà gầy dựng nhiều tờ báo, nhưng dành công sức nhiều nhất cho việc xây dựng điều hành và kinh doanh với tờ Sài Gòn Nhựt Báo trải qua bao biến động của thời cuộc.

Ba tên tuổi gọi là nhà báo Sài Gòn, nhưng không ai là người sinh ra ở Sài Gòn cả. Ông Dương Tử Giang quê Bến Tre. Trần Tấn Quốc người Đồng Tháp. Còn Bà Bút Trà ở Long An. Đây có lẽ cũng là đặc điểm của báo giới Sài Gòn: phần đông là người từ nơi khác đến.

Đọc về mới biết được miền Nam có một dạo bị cấm đờn ca tài tử, người dân sợ đến mức đập bỏ đờn phách, có thèm ca lắm thì chèo xuồng vô tận trong bưng sâu “ca cho đã” rồi trở ra.

Những chuyện kỳ thú như vậy cũng là một nội dung thiết thân với lịch sử con người và văn hóa vùng đất này. Ngày nay, có ai còn để công tìm hiểu và nói lại với con cháu mai sau chăng?

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Anh Phạm Nguyễn Đức Dũng làm việc lâu năm trong ngành tổ chức sự kiện ở TP.HCM. Ca sĩ Mỹ Tâm, đạo diễn Mai Thắm và nhiều đồng nghiệp xót xa khi gia đình anh qua đời trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập tối 6-7.

Người chồng trong vụ cháy tại cư xá Độc Lập là cộng sự thân thiết của ca sĩ Mỹ Tâm

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Đầu bếp Jongsiri của Sorn, nhà hàng Thái đầu tiên trên thế giới đạt ba sao Michelin, hướng dẫn cách làm một phiên bản pad Thái đậm đà.

Đầu bếp nhà hàng 3 sao Michelin chỉ cách nấu pad Thái được yêu thích hơn 1 thế kỷ

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Nghề gốm truyền thống Mỹ Thiện vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng gốm trải qua 200 năm thăng trầm, nay chỉ còn nghệ nhân duy nhất bền bỉ giữ lửa nghề.

Gốm Mỹ Thiện - di sản hơn 200 năm bên dòng sông Trà Bồng

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Ngày 7-7, Ban quản lý Di sản văn hóa Mỹ Sơn (xã Duy Phú, TP Đà Nẵng) cho biết đang phối hợp với các đơn vị để xúc tiến thủ tục thăm dò, khai quật khảo cổ trong khuôn viên Khu đền tháp Mỹ Sơn.

Bắt đầu khai quật khảo cổ học tại Khu đền tháp Mỹ Sơn

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu

Tàn lửa là truyện tranh Việt Nam rất được bạn đọc trẻ tuổi chú ý trong thời gian gần đây, dù mới ra mắt 2/7 tập.

Lê Lợi Thư Đình, tác giả truyện tranh suýt trở thành nữ tu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar