23/04/2016 18:18 GMT+7

Hủy bỏ tạm giam, bà Ánh Ngọc được tại ngoại

HÀ MI
HÀ MI

TTO - Sau khi có chỉ đạo của Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai, trưa 23-4, bà Nguyễn Thị Ánh Ngọc đã nhận được lệnh hủy bỏ biện pháp tạm giam và được rời khỏi nhà giam giữ sau bốn ngày bị bắt tạm giam.

Giây phút trở về bên con gái và gia đình

Trước đó, bà Ngọc bị Công an huyện Nhơn Trạch bắt tạm giam về hành vi chống người thi hành công vụ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về những dự định trong thời gian tới, bà Ngọc đưa tay lau nước mắt: “Em sợ quá. Để em suy nghĩ rồi tính tiếp”.

Kể lại chuyện bị bắt ngày 19-4, bà Ngọc nói: “Em đi lên theo giấy mời làm việc về chuyện bảo vệ rừng đánh em nhưng sau đó có người đọc lệnh, còng tay nói em chống người thi hành công vụ. Khi đưa về huyện, tại đây một điều tra viên đưa em một xấp biên bản kêu em ký nhưng em thấy bất hợp lý, không ký. Sau đó họ đưa em vào buồng giam…”.

Bà Ngọc tiếp tục khẳng định trong ngày 5-9-2015 (ngày mà cơ quan điều tra buộc tội bà có hành vi chống người thi hành công vụ), khi thấy sà lan cát nạo vét rầm rộ, gây ô nhiễm, chính bà đã gọi điện báo cho lãnh đạo xã Phước An và công an nhưng gần 3 giờ sau công an mới đến. Khi công an đến, có 3 thanh niên trên sà lan cát bắt và chở bà chạy vào rừng tràm. Bà chỉ thoát được và trở lại chỗ sà lan hút cát khi có một chiếc ghe ở gần rừng đến cứu.

Trả lời lí do yêu cầu các cơ quan tố tụng hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bà Ngọc, ông Hồ Văn Năm, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Đồng Nai, cho biết: “Chúng tôi họp, chỉ ra những cái sai trong quá trình điều tra nên mới yêu cầu hủy bỏ biện pháp tạm giam. Trong những ngày tới, chúng tôi tiếp tục làm sáng tỏ vụ này để trả lời trước dư luận. Nếu thấy bà Ngọc không có tội thì phải đình chỉ vụ án và phải tổ chức xin lỗi bà Ngọc”.

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, bà Ngọc thuê lại đùng để nuôi tôm trên sông Thị Vải thuộc huyện Nhơn Trạch.

Cuối tháng 2-2016, bà Ngọc xây công trình xi măng trong đùng đã bị nhân viên Ban quản lý bảo vệ rừng Long Thành ngăn chặn nên xảy ra mâu thuẫn.

Sau đó, nhiều nhân viên bảo vệ rừng xông vào chòi canh tôm đánh bà Ngọc và trói người thân của bà rồi ném khoảng 40 bao xi măng trong đùng tôm và đập phá công trình được cho là xây trái phép trong lúc không có quyết định cưỡng chế.

Khi Tuổi Trẻ phản ánh, Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai lập đoàn thanh tra công vụ đối với nhân viên bản quản lý rừng phòng hộ và có văn bản đề nghị công an huyện Nhơn Trạch điều tra việc bà Ngọc bị đánh, trói và bị hủy hoại tài sản.

Ngay sau đó, căn cứ trên tường trình của nhân viên bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành đã tạm đình chỉ công tác 4 người để chờ công an điều tra vụ việc.

Ngày 19-4, bà Ngọc nhận giấy mời của Công an xã Phước An để làm việc “vụ liên quan bảo vệ lâm trường” nhưng sau đó bà Ngọc bị còng tay đưa lên xe về Công an huyện Nhơn Trạch nhưng gia đình không biết lí do bắt.

Khi báo Tuổi Trẻ lên tiếng việc bắt người bất thường, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Phú Cường đã chỉ đạo làm rõ vụ việc. Ban Nội chính đã vào cuộc thì được các cơ quan tố tụng huyện Nhơn Trạch cho hay trước khi bắt bà Ngọc đã có cuộc họp liên ngành (giữa công an, Viện KSND và TAND) và Viện KSND huyện đã thống nhất quan điểm phê chuẩn lệnh bắt tạm giam để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo báo cáo, ngày 5-9-2015, lực lượng công an phát hiện Công ty Nhân Thiện Hòa nạo vét thông luồng trên sông nhưng không cắm mốc đúng quy định.

Công an tiến hành đưa phương tiện vào bờ để lập biên bản vì ghe đang bị rò rỉ nước, trời tối nhưng bà Ngọc là người không có trách nhiệm không cho di dời phương tiện, đòi lập biên bản tại chỗ, thực hiện ôm hút cát trên ghe và hù dọa tự sát. Vì vậy, hành vi của bà Ngọc có dấu hiệu của tội phạm chống người thi hành công vụ.

Việc dẫn đến bắt tạm giam bà Ngọc vì bà Ngọc không thành khẩn khai báo, không hợp tác, gây khó khăn cho cơ quan điều tra.

Công an cũng cho rằng mời bà Ngọc điều tra vụ nhân viên bảo vệ rừng đánh bà Ngọc vào 19-4 rồi bắt bà về việc chống người thi hành công vụ về sự việc xảy ra từ ngày 5-9-2015 là do bà Ngọc bỏ đi đâu không rõ nên khi mời xác minh công an thấy tên bà Ngọc có tên trong lệnh bắt tạm giam nên bắt để điều tra.

Tuy nhiên, Ban Nội chính phân tích cơ quan điều tra mời trường hợp bà Ngọc để xác minh vụ nhân viên bảo vệ rừng đánh người nhưng lại bắt tạm giam bà với lí do “chống người thi hành công vụ” trong một vụ khác, xảy ra từ lâu là không cần thiết, có dấu hiệu vi phạm tố tụng.

Vì vậy, Ban nội chính yêu cầu hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bà Ngọc để tiếp tục xem xét lại hồ sơ vụ việc.

Ngọc kể lại chuyện bị bắt tạm giam cho gia đình nghe
Mỗi lần thuật lại chuyện bị bắt, Ngọc lại rơi nước mắt

HÀ MI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Nếu thực hiện dự án theo hình thức công trình xây dựng khẩn cấp và áp dụng một số cơ chế đặc thù, sẽ cơ bản hoàn thành mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây trong năm 2026.

Đề xuất xây dựng khẩn cấp để sớm mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

144 thí sinh thi sát hạch giấy phép lái ô tô hạng B, C tại Tiền Giang. Đây là đợt sát hạch đầu tiên Công an Tiền Giang tổ chức, sau khi nhiệm vụ quản lý nhà nước về giấy phép lái xe được chuyển giao cho công an.

Cảnh sát giao thông Tiền Giang lần đầu tiên tổ chức thi sát hạch lái ô tô

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Khi chính quyền chỉ còn hai cấp thì hoạt động chính quyền số, công dân số sẽ được đẩy mạnh. Vậy cần chuẩn bị gì để từ ngày 1-7, người dân ngồi nhà vẫn làm được giấy tờ, thủ tục?

Chuẩn bị để từ 1-7 ngồi nhà làm giấy tờ

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Đến chiều 17-5, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy 5 thi thể bị vùi lấp, mất tích trong vụ sạt lở tại công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, Lai Châu).

Tìm thấy 5 thi thể nạn nhân vụ sạt lở thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hơn một năm trước, tàu kéo sà lan chở đá từ đất liền ra Lý Sơn bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích. Công an đã khởi tố vụ án, nhưng đến nay tàu kéo vẫn chưa được trục vớt để điều tra.

Hơn 1 năm vẫn chưa trục vớt tàu kéo bị chìm khiến 4 người chết, 5 người mất tích

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu

Liên quan đến vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) làm 5 người mất tích, sáng 17-5 lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân.

Hiện trường vụ sạt lở ở công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A, Lai Châu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar