29/08/2019 14:24 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ba năm nuôi học trò nghèo, thầy chỉ yêu cầu đừng kể về mình

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Sáng nay 27-8, cô học trò nghèo quê Thanh Hóa Trịnh Thị Phúc đến ĐH Dược Hà Nội nhập học. Cùng đi với Phúc là thầy giáo Hoàng Văn Dũng, người đã dạy môn Vật lý cho Phúc những năm cấp 3, đã nuôi cơm, dành cho Phúc chỗ ở, để em học hành.

Ba năm nuôi học trò nghèo, thầy chỉ yêu cầu đừng kể về mình - Ảnh 1.

Thầy trò Trịnh Thị Phúc trong buổi nhận hỗ trợ học phí 5 năm học, trước khi nhập trường sáng 27-8 - Ảnh: L.ANH

Dáng nhỏ nhắn, giọng nói đặc sệt vùng núi Thọ Xuân, Thanh Hóa, hôm nay Phúc ăn mặc tươm tất đến trường. Những bộ quần áo này là mấy ngày trước vợ thầy Dũng đưa Phúc đi mua. "Nhà em thì không có, khi nhận giấy báo đậu vào trường, em không có đồng nào", Phúc kể.

Đến tận nhà "chiêu sinh" cô học trò nghèo

Đi cùng học trò lên Hà Nội nhập học, thầy Dũng không muốn nói về mình, phải sau mấy lần thuyết phục thầy mới kể vài câu chuyện nhỏ. 

Cơ duyên thầy gắn bó với cô học trò Trịnh Thị Phúc là năm Phúc tốt nghiệp THCS, hồi ấy bố Phúc đang ốm (năm Phúc học lớp 11 thì bố mất), mẹ Phúc mỗi ngày đạp chiếc xe thồ hơn 50km lên huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa để bán rau nuôi con.

"Năm ấy Phúc được giải Vật lý, tôi dạy Vật lý nên hay chú ý những em học sinh như vậy. Vì trong huyện còn những trường THPT khác nữa nên thầy hiệu trưởng, bí thư Đoàn trường và tôi đã đến tận nhà Phúc để mời em ấy nhập học vào THPT Thọ Xuân 4 của chúng tôi. Chúng tôi vẫn thường đi 'chiêu sinh' như vậy", thầy Dũng kể.

Sau này Phúc kể, nếu không có cuộc "chiêu sinh" ấy thì Phúc sẽ không đi học THPT, vì lúc ấy gia đình quá khó khăn. Nhưng thầy Dũng nói cứ đi học, trường quê không phải đóng góp bao nhiêu, ăn ở thì đến nhà thầy.

Khi Phúc đến, con lớn của thầy Dũng đang học lớp 3, con bé 3 tuổi. Ngày Phúc đi học, ăn cơm cùng với gia đình thầy, tối ngủ với em bé con thầy. Các em đều quý chị Phúc, đòi chị suốt. Được hai năm thì bố Phúc mất, mẹ Phúc phải vào Cà Mau làm thuê mong sao thu nhập tăng lên một chút để có tiền nuôi con.

Ấy vậy mà năm lớp 11 đó Phúc vẫn được giải Vật lý cấp tỉnh, dù là giải "bé", như lời Phúc.

Kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Phúc được 24,8 điểm, chưa tính điểm cộng, quả là nỗ lực lớn của cô học sinh nghèo, chẳng có tiền đi học thêm hay sách vở để ôn luyện. Điểm số đó thừa chút ít để Phúc đậu vào ĐH Dược Hà Nội.

"Hai thầy trò bàn nhau, bối rối lắm, lúc đầu Phúc xác định không đi học, tôi thì nghĩ vào đời cũng có nhiều cách, có thể đi làm sau này đi học cũng được. Nhưng rồi lại nghĩ đậu ĐH Dược mà không học thì tiếc lắm, thầy trò lại tính. Ban đầu báo Thanh Hóa đăng về trường hợp của cháu, nhưng hỗ trợ từ cơ quan trong tỉnh và huyện cũng chỉ được 1,5 triệu đồng", thầy Dũng chia sẻ.

Cơ hội đi học vẫn xa vời, lần này thầy Dũng nghĩ đến chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Thầy trò liền gửi đơn qua mạng, nhưng thầy vẫn lo, nếu không được thì học trò mình sẽ đi học thế nào? Thầy cậy cục tìm sự hỗ trợ của báo chí, nhờ một bài báo được đăng, nhiều người biết đến hoàn cảnh của Phúc hơn.

"Ở quê thì mỗi người thường gửi 50.000 đồng giúp cháu, nhưng cũng có người ở xa gửi đến 10 triệu. Từ hôm báo đăng đến nay mọi người cũng gửi giúp trên 200 triệu. Rồi lại nhờ cầu nối là một nữ nhà báo, có Công ty ALC nhận tặng học phí cho cháu trong suốt 5 năm học. Tôi nói với Phúc toàn bộ số tiền này dành cho em đi học, nếu 5 năm còn thiếu, thầy sẽ tặng chỗ còn thiếu đó", thầy Dũng nói.

Giờ bên cạnh Phúc hầu như không có người thân: hai chị gái đều đã lập gia đình và rất nghèo, bà nội đã ngoài 80 tuổi ở quê, mẹ ở tận Cà Mau. Trước ngày đến trường mới ở Hà Nội, vợ thầy Dũng đưa Phúc đi sắm chút quần áo, đồ dùng, để cô trò nhỏ có thể bắt đầu những ngày mới, với hành trang mới. 

Lại một lứa học trò vào lớp 10, thầy Dũng lại bắt đầu đi "chiêu sinh" những học sinh giỏi và đỡ đầu những học trò nghèo - sứ mệnh của những người đưa đò ở vùng quê.

"Em chỉ biết nỗ lực hết sức mình"

"Khi em học xong lớp 9, chuẩn bị lên lớp 10 thì 3 thầy đến, các thầy hỏi dân làng, lúc ấy bố em đang ốm, bố em bắt đầu ốm từ khoảng 35 tuổi, càng ngày càng nặng, còn mẹ em hàng ngày đi xe thồ ra chợ mua rau rồi đạp xe lên tận huyện Ngọc Lặc cách nhà 50 km để bán, bao giờ bán hết thì về. Hồi đó nếu 3 thầy không đến gọi, em có thể đã nghỉ học", Phúc kể câu chuyện buồn của mình.

"Thấy hoàn cảnh em khó khăn, em lại định không đi học, thầy nói đến ăn cơm nhà thầy, vậy là em đến nhà thầy, ban đầu tối tối về nhà ngủ, sau này vướng lịch học (nhà Phúc ở xã cách Trường khá xa) thì ngủ lại nhà thầy luôn, chỉ khi nào hè hay tết thầy cô và các em về quê thì em về nhà".

Năm Phúc học lớp 11 thì bố em mất, mẹ em vào Cà Mau, trong đó có các bác hỗ trợ nên mẹ đỡ được tiền ăn, tiền lương mẹ gửi cho hai bà cháu ở nhà, nhưng Phúc còn 2 chị gái, một chị con ốm, định kỳ tháng nào cũng lên bệnh viện 15 ngày, một chị lấy chồng ở cùng huyện nhưng hiện nay đang đi làm công nhân.

"Nếu không có sự hỗ trợ này, chắc chắn em không thể đến trường, chắc chắn em phải dừng việc học tập mặc dù em yêu thích nó lắm. Sau này, em chỉ biết nỗ lực hết sức mình, học tập thật tốt", cô bé 18 nhỏ nhắn hơn hẳn so với các bạn cùng tuổi nhưng trông tinh nghịch, lanh lợi, chia sẻ. 

Khi có người khen Phúc học được vậy đã là nỗ lực, cô bé luôn miệng thanh minh: "Em vẫn học lệch, điểm của em còn kém lắm..."

Hôm nay, Phúc đến trường, chị Bích Ngọc - một trong số các nhà hảo tâm hỗ trợ Phúc - dặn em hãy học thật chắc, khi ổn định việc học thì đi làm gia sư để trang trải thêm cuộc sống. 

Một nhà hảo tâm khác thì kêu Phúc đến chơi nhà vì gia đình cũng có 2 cô con gái sàn sàn tuổi, để Phúc có được không khí gia đình dù đang sống xa quê, xa bà, mẹ, các chị và một gia đình cũng thân thuộc nữa với em là gia đình thầy Hoàng Văn Dũng.

Nhà hảo tâm tiếp sức cho Phượng 'tí hon'

TTO - Phượng đã lên TP.HCM nhập học, ngôi nhà nhỏ ở cồn Lân, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp đông vui hẳn. Lãnh đạo địa phương, các nhà hảo tâm dành nhiều lời khen và giúp đỡ để Phượng trang trải học phí đại học.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Câu chuyện một nam sinh Trung Quốc không thể dự thi kỳ thi tuyển sinh vì cứu bạn học bị đau tim đang gây sốt mạng xã hội, được nhiều người khen ngợi và kêu gọi đặc cách cho cậu vì phẩm chất tốt đẹp.

Nam sinh bỏ thi để cứu bạn bị đau tim: ‘Thi cử có thể chờ, mạng sống thì không’

Khai hội Thanh niên công nhân 2025 - lan tỏa năng lượng tích cực

Ngày hội Thanh niên công nhân năm 2025 tại Đồng Nai thu hút hơn 2.000 đoàn viên, thanh niên công nhân tham gia vui chơi sôi nổi.

Khai hội Thanh niên công nhân 2025 - lan tỏa năng lượng tích cực

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Sáng đi làm trong nhà máy, tối đi về trong phòng trọ khép kín gần 20m², công nhân chỉ mong có căn nhà nhỏ của riêng mình.

Giấc mơ an cư của công nhân giữa lòng phố công nghiệp

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Có yếu mệt mới nhận ra những ngày không còn yếu mệt là hạnh phúc đến dường nào.

Có bệnh mới thấy những ngày không bệnh sung sướng biết bao

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Lễ tuyên dương chính thức 444 đại biểu toàn quốc dự Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác 2025 do Trung ương Đoàn tổ chức tại TP.HCM.

Khát khao dấn thân cùng đất nước vươn mình

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa

Công an Hà Nội giải cứu thành công nhóm 5 người bị lạc trong núi Hàm Lợn. Thời điểm này trời có mưa, địa hình trơn trượt, dốc cao.

Giải cứu 5 người đi lạc trong núi sâu đêm mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar