05/06/2018 11:04 GMT+7

Bà mẹ Sài Gòn

PHẠM MINH HIỀN (Câu lạc bộ tình nguyện Lửa Ấm, Gò Vấp, TP.HCM)
PHẠM MINH HIỀN (Câu lạc bộ tình nguyện Lửa Ấm, Gò Vấp, TP.HCM)

TTO - Hơn 13 năm nay, tôi sống trong gia đình của ba má, tôi được tất cả mọi người đối đãi như con, như cháu. Tôi thấy phận mình quá đỗi hạnh phúc, sống bên cạnh những người bao dung, trên mảnh đất bao dung này!

Tôi không có ba. Mẹ tôi mất năm tôi lên 6 tuổi. Tôi không anh chị, không họ hàng thân thuộc. Tôi bám víu vào nhiều mảnh tình trong xã hội để học hành, để lớn lên.

Từ một người dân tỉnh lẻ Kiên Giang, tôi lang bạt lên đất Sài Gòn mưu sinh. Ngày tôi ôm túi quần áo vào hồ bơi ở quận Gò Vấp xin làm nhân viên tạp vụ, cũng là ngày định mệnh rẽ hướng cuộc đời tôi sang trang khác.

Tôi làm được khoảng vài tháng, bà chủ hỏi thăm tôi về hoàn cảnh gia đình mình. Tôi kể thật: là trẻ mồ côi, được bố mẹ nuôi ở Kiên Giang nuôi nấng cho đi học xong phổ thông. Bố nuôi đột ngột qua đời. Gia đình bắt đầu gieo neo. Tôi xin ra khỏi nhà để bắt đầu cuộc sống tự lập...

Từ ngày ấy, trong mọi bữa cơm, ông bà chủ kể chuyện cho tôi nghe nhiều hơn, là chuyện những khó khăn ngày xưa mà bà đã trải qua. Những chuyện rất riêng tư của một gia đình tôi đều được nghe bà kể. Những câu chuyện truyền cho tôi ngọn lửa phấn đấu...

Rồi ông bà chủ cho tôi đi học lấy một cái nghề, vừa làm vừa học. Sau khi tốt nghiệp, tôi được ông bà chủ cho về làm hướng dẫn viên bơi lội. Hằng ngày, tôi được những trẻ em gọi mình bằng "thầy", cái danh phận ấy, tôi có mơ... cũng không thể nào có được.

Cách đây khoảng 6 năm, vào dịp tết, bà chủ bảo tôi chọn trong phòng coi chỗ nào đó cao ráo, rồi xuống nhà rinh cái tủ thờ vào phòng, đem di ảnh mẹ tôi và bát hương vào đó để thờ. 

Tôi bất ngờ, hỏi: "Sao cô lại cho con thờ cúng mẹ con trong nhà của cô?". Bà cười hiền lành: "Có gì đâu, thờ cúng người đã khuất cũng là phước phần của mình. Và cũng muốn cho bây có chỗ mà hương khói cho mẹ ba ngày tết!". Tôi quay đi, lau nước mắt...

Và từ đó, cứ đến ngày giỗ mẹ hằng năm, bà chủ lại dạy tôi chuẩn bị các thứ: lau dọn bàn thờ, trái cây, cơm nước... Bà dạy tôi cách nấu món này món nọ để cúng mẹ ngày giỗ.

Có một lần sau bữa giỗ, bà nói chuyện với tôi: "Đó, cuối cùng mình cũng trưởng thành mà làm một ngày giỗ cho mẹ mình thật tươm tất. Cứ như vậy, mỗi năm mà tự làm. Làm một bữa cơm nhỏ, mời ai đó thân thích với mình tới ăn với mình bữa cơm ấm cúng mà tưởng nhớ tới mẹ. Số phận mình đã vậy, không có ai làm ruột thịt mà gọi là gia đình, thôi thì... bây hãy coi xã hội là gia đình. Vì bây lớn lên trong lòng xã hội và được tử tế như hôm nay".

Nước mắt tôi chảy dài. Từ tận đáy lòng mình, tôi đáp: "Dạ, con cám ơn má!". Khi bà nghe tôi gọi bà bằng má, tôi thấy bà chớp mắt thật nhiều, hít sâu, giữ cơn xúc động trong lồng ngực.

Hơn 13 năm nay, tôi sống trong gia đình của ba má, tôi được tất cả mọi người đối đãi như con, như cháu. Và câu nói "hãy xem xã hội là gia đình" đã giúp tôi chừng ấy thời gian không còn oán trách số phận mình. Tôi thấy phận mình quá đỗi hạnh phúc, sống bên cạnh những người bao dung, trên mảnh đất bao dung này!

Năm 2016, tôi quyết định thành lập một câu lạc bộ tình nguyện. Dẫn đưa câu lạc bộ ấy đi đến biết bao nhiêu vùng miền, đã đem lại rất nhiều niềm tin mới, hi vọng mới cho biết bao nhiêu trẻ em khó khăn. 

Tôi mỗi ngày chăm chút cho CLB của mình, với chí hướng "xem xã hội là gia đình", đang ngày lớn mạnh, và chúng tôi đem rất nhiều hi vọng đẹp đến cho trẻ em khó khăn, như tôi ngày xưa.

TTO - Tôi nhận kết quả tại phòng khám nhưng không mở ra ngay, mà cầm ra ngoài sân bệnh viện. Chọn một cái ghế đá cạnh gốc cây, tôi bóc ra.

Bà mẹ Sài Gòn - Ảnh 2.
PHẠM MINH HIỀN (Câu lạc bộ tình nguyện Lửa Ấm, Gò Vấp, TP.HCM)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar