21/01/2021 19:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

3 biến thể corona đang hoành hành: Khoa học biết được bao nhiêu về chúng?

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Ba biến thể mới của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) thường được nhắc đến gần đây là các biến thể được phát hiện đầu tiên ở Anh, Nam Phi và Nhật Bản (có nguồn gốc từ Brazil).

3 biến thể corona đang hoành hành: Khoa học biết được bao nhiêu về chúng? - Ảnh 1.

Protein S trên bề mặt virus SARS-CoV-2 - Ảnh: covalab.com

Cho đến nay, các biến thể mới này vẫn còn ẩn chứa nhiều bí mật.

GS.BS Anne Goffard ở Bệnh viện khu vực Đại học Lille (Pháp) cho biết có nhiều thông tin nói về chúng nhưng không phải thông tin nào cũng có chứng cứ khoa học vững chắc.

Giới khoa học biết được bao nhiêu về các biến thể?

Biến thể ở Anh, VUI202012/01, được phát hiện ở Anh vào tháng 11-2020 nhưng kết quả điều tra cho thấy biến thể đã phát tán từ tháng 9-2020, sau đó chiếm lĩnh ở Anh rồi đến nay làm mưa làm gió ở ít nhất 60 quốc gia và vùng lãnh thổ (theo WHO).

Biến thể thứ hai, 501.V2, được phát hiện ở Nam Phi vào tháng 10-2020, lây lan nhanh chóng nhưng chậm hơn biến thể ở Anh và đã có mặt tại 23 quốc gia và vùng lãnh thổ. Sở dĩ hai biến thể này "giành dân lấn đất" quá hung hãn vì khả năng lây nhiễm tăng lên.

Cuối cùng, biến thể thứ ba được phát hiện ở Nhật từ các du khách đến từ bang Amazonas (Brazil). Dữ liệu về biến thể này vẫn còn chắp vá.

3 biến thể corona đang hoành hành: Khoa học biết được bao nhiêu về chúng? - Ảnh 2.

Phân tích biến thể mới ở Anh ngày 15-1 tại Aalborg (Đan Mạch) - Ảnh: SCANPIX/AFP

Hai biến thể ở Anh và Nam Phi có khoảng 10 đột biến liên quan đến gen sản sinh glycoprotein của protein S trên bề mặt virus giữ vai trò chìa khóa mở cửa cho virus xâm nhập tế bào thông qua thụ thể ACE-2.

Một số đột biến của protein S là đặc điểm chung của hai biến thể. Ví dụ như đột biến N501Y là tác nhân gây ra tính lây nhiễm cao nhất đối với người.

Ngoài ra, biến thể ở Anh còn mang một đột biến mất đoạn làm mất một đoạn gen của protein S nên ban đầu một số xét nghiệm Real-time PCR không phát hiện ra chúng.

Các xét nghiệm hiện nay là xét nghiệm cùng lúc nhiều đột biến (multiplex) nên kết quả xét nghiệm chẩn đoán đáng tin cậy hơn.

3 biến thể corona đang hoành hành: Khoa học biết được bao nhiêu về chúng? - Ảnh 3.

Biến thể Nam Phi có mang đột biến E484K đáng lo ngại. Trong ảnh: Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 ở Pretoria (Nam Phi) ngày 19-1 - Ảnh: AFP

Biến thể Nam Phi có một đột biến đáng lo ngại gọi là đột biến E484K giúp biến thể có thể tránh né vắc xin COVID-19 (đột biến từng được phát hiện trong các biến thể làm bệnh nhân COVID-19 tái nhiễm).

Song cần lưu ý đến nay không có bằng chứng khoa học nào chứng minh các loại vắc xin đang được tiêm chủng vô hiệu đối với chúng.

Tác động của ba biến thể là gì?

Trái với những gì được công bố ban đầu, các biến thể mới không tấn công một nhóm tuổi cụ thể nào. Chúng lây nhiễm cho tất cả mọi người theo cùng một cách nhưng dễ lây lan hơn nên tỉ lệ người nhiễm cao hơn. Điều tương đối yên tâm là chúng không gây ra các dạng bệnh nặng hơn.

3 biến thể corona đang hoành hành: Khoa học biết được bao nhiêu về chúng? - Ảnh 4.

Không có bằng chứng khoa học chứng minh vắc xin không hiệu quả đối với các biến thể mới. Trong ảnh: Tiêm vắc xin COVID-19 trên xe buýt ở Bouleuse (Pháp) ngày 20-1 - Ảnh: AFP

Hai biến thể ở Anh và Nam Phi có các điểm chung và các điểm khác biệt, như vậy chúng tương cận với nhau. Dù vậy không nhất thiết chúng có chung nguồn gốc là các điều kiện môi trường giống nhau thúc đẩy chúng có đột biến giống nhau xuất hiện. Cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để giải đáp vấn đề này.

Biến thể Brazil cũng mang đột biến N501Y và đột biến E484K nhưng chúng ta có quá ít thông tin khoa học đáng tin cậy để kết luận gì về hậu quả của biến thể.

Một điều chắc chắn là càng nhiều SARS-CoV-2 lưu hành trên thế giới thì càng có nhiều biến thể xuất hiện. Điều này sẽ gây khó khăn thêm cho công tác quản lý dịch bệnh.

Vì lẽ đó, điều quan trọng là hạn chế biến thể virus mới lưu thông bằng cách tôn trọng giãn cách xã hội và tiêm chủng vắc xin càng sớm càng tốt. Cuối cùng là cần thường xuyên giải trình tự bộ gen SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể mới xuất hiện.

Phong tỏa đợt 3 và tiêm vắc xin ở Anh không ngăn được COVID-19 lây lan

TTO - Đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ 3 ở Anh quốc dường như không tác động nhiều đến tỉ lệ lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở Anh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar