22/04/2017 13:20 GMT+7

​Australia lo ngại thiếu nhà khoa học do siết chặt lao động nước ngoài

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chỉ vài ngày sau khi Chính phủ liên bang Australia tuyên bố bãi bỏ thị thực 457 dành cho lao động có tay nghề đến làm việc tạm thời ở nước này, Bộ trưởng Khoa học Australia Arthur Sinodinos đã bày tỏ lo ngại thiếu hụt nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Australia.

Phát biểu tại lễ khai trương Trung tâm phát triển an ninh mạng Australia (ACSGN) ngày 20-4, ông Arthur Sinodinos đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đóng góp từ các lao động nước ngoài trong việc phát triển khu vực an ninh mạng của Australia.

Ông cho rằng sự góp mặt của họ là rất cần để giải quyết sự thiếu hụt nhân lực và yếu kém trong nỗ lực xây dựng sức mạnh cho ngành công nghiệp trị giá 2 tỷ đô la Australia (AUD) này.

Bộ trưởng Arthur Sinodinos thừa nhận chương trình thị thực 457 thực sự đã đưa được nhiều lao động giỏi với trình độ kiến thức mới, sự tài năng, hiểu biết, các mối quan hệ… từ nước ngoài vào Australia.

Ông cho biết ngành công nghiệp an ninh mạng của Australia có tiềm năng phát triển quy mô lên gấp 3 lần hiện nay, tức trị giá tới 6 tỷ AUD (4,5 tỷ USD), trong một thập kỷ tới.

Tuy nhiên, ông cảnh báo một trong những rào cản ngăn điều này xảy ra là sự thiếu hụt lượng lớn nguồn nhân lực có trình độ mà ACSGN được cho là đang nằm trong số những trung tâm cần nhất trên thế giới.

Trung tâm được chính phủ tài trợ này dự kiến cần thêm ít nhất 11.000 nhân viên trong thập kỷ tới để đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Trước đó, ngày 19-4, các nhà khoa học ở Australia cũng bày tỏ lo ngại sự thay đổi chương trình thị thực 457 có thể tạo hậu quả chưa từng có cho các trung tâm nghiên cứu khoa học ở nước này khi có thể phải cắt giảm các công trình nghiên cứu.

Các nhà khoa học cho rằng loại visa 457 rất quan trọng trong việc giúp tuyển mộ các giáo sư hàng đầu để đào tạo những sinh viên chưa tốt nghiệp đồng thời thúc đẩy ngành khoa học của Australia.

Các trường đại học ở Australia cũng lo sợ loại visa mới thay thế visa 457 sẽ khiến họ không thể tìm được các nghiên cứu sinh, tiến sĩ bởi thị thực mới yêu cầu phải có ít nhất 2 năm kinh nghiệm.

Nhóm 8 trường đại học hàng đầu ở Australia đã gửi thư tới Thủ tướng Malcolm Turnbull bày tỏ quan ngại về sự thay đổi thị thực nhằm siết chặt lao động người nước ngoài này.

Trong thư, các trường này cho rằng việc thay thế cơ chế thị thực ưu đãi dành cho lao động có tay nghề ở nước ngoài có thể ảnh hưởng đến ngành giáo dục quốc tế vốn đem lại gần 22 tỷ AUD (16,5 tỷ USD) cho nền kinh tế Australia do giảm số du học sinh.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bia Saigon Dragon Cup 2025 - thêm yêu bóng đá, thêm gắn kết

Không chỉ là một sân chơi giúp những “tài năng sân phủi” tỏa sáng, Giải bóng đá 7 người Bia Saigon Dragon Cup 2025 đã góp phần khơi dậy niềm tự hào địa phương và thêm gắn kết những trái tim có chung nhịp đập tình yêu bóng đá.

Bia Saigon Dragon Cup 2025 - thêm yêu bóng đá, thêm gắn kết

Điểm tin 18h: Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng; Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình "Điểm tin cùng bạn 18h" hôm nay, ngày 9-7-2025

Điểm tin 18h: Bỏ room tín dụng, tăng chủ động cho ngân hàng; Giải mã 'bom hẹn giờ' thuế quan

Các doanh nghiệp tại Mỹ tìm cách né thuế của Tổng thống Donald Trump

Để tránh mức thuế của Tổng thống Donald Trump, các doanh nghiệp tại Mỹ nhập hàng hóa vào những khu vực được chỉ định mà tại đó họ không phải nộp thuế cho đến khi có thể nộp.

Các doanh nghiệp tại Mỹ tìm cách né thuế của Tổng thống Donald Trump

Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc

Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7-7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.

Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc

Starlink và ưu thế vệ tinh của Mỹ

Nếu không có Starlink và SpaceX, Mỹ sẽ mất đi phần lớn vệ tinh đang hoạt động và tụt lại phía sau trong cuộc chiến kiểm soát không gian với Trung Quốc.

Starlink và ưu thế vệ tinh của Mỹ

AI không phải là mối đe dọa đối với ngành du lịch

Theo các chuyên gia trong ngành du lịch tại Bỉ, trí tuệ nhân tạo (AI) không phải là mối đe dọa đối với việc làm của nhân viên du lịch, mà ngược lại, là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu.

AI không phải là mối đe dọa đối với ngành du lịch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar