28/07/2021 17:52 GMT+7
Trở lại chủ đề

AstraZeneca công bố: Nguy cơ đông máu thấp sau mũi vắc xin đầu

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Nghiên cứu do AstraZeneca công bố ngày 28-7 cho thấy vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược này có rủi ro đông máu thấp sau khi tiêm mũi đầu tiên, và tiếp tục giảm xuống sau khi tiêm mũi thứ 2.

AstraZeneca công bố: Nguy cơ đông máu thấp sau mũi vắc xin đầu - Ảnh 1.

Vắc xin COVID-19 của Hãng dược Anh AstraZeneca - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu do AstraZeneca dẫn đầu kiêm tài trợ, được công bố trên tạp chí y khoa Lancet.

Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu của AstraZeneca ước tính tỉ lệ hình thành huyết khối với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS) sau mũi vắc xin đầu tiên là 8,1 phần triệu ở những người được tiêm.

Sau mũi thứ hai, tỉ lệ này giảm còn 2,3 phần triệu so với rủi ro đông máu ở những người chưa tiêm vắc xin.

Vaxzevria - loại vắc xin COVID-19 do AstraZeneca phối hợp phát triển cùng ĐH Oxford (Anh) - đã gặp phải nhiều thách thức trong thời gian qua.

Ngoài một số gián đoạn trong quá trình sản xuất, loại vắc xin này cũng mắc phải một số nghi vấn về tác dụng phụ nghiêm trọng tuy hiếm gặp, trong đó có một số trường hợp xuất hiện hội chứng TTS sau khi tiêm, khiến một số quốc gia giới hạn hoặc ngừng sử dụng Vaxzevria.

Từ tháng 3 năm nay, cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) đã điều tra về các trường hợp TTS và phát hiện khả năng có liên quan tới Vaxzevria và vắc xin COVID-19 của Johnson & Johnson.

Dù vậy, cơ quan này cũng khẳng định lợi ích của cả 2 loại vắc xin trên vẫn lớn hơn nguy cơ tiềm năng.

AstraZeneca cho biết nghiên cứu công bố ngày 28-7 đã đánh giá các trường hợp biến chứng xảy ra trong vòng 14 ngày sau khi nhận liều đầu tiên hoặc thứ hai, kể từ ngày 30-4. Báo cáo cũng sử dụng cơ sở dữ liệu an toàn toàn cầu của AstraZeneca.

Nghiên cứu cũng ghi nhận những hạn chế trong quá trình phân tích, bao gồm việc phụ thuộc vào dữ liệu được cung cấp bởi chính AstraZeneca và những người đã tiêm chủng. Điều này có thể dẫn đến việc bỏ sót một số trường hợp.

Tính đến ngày chấm dứt khảo sát, nghiên cứu này xem xét 13 trường hợp TTS được xác định trên toàn cầu sau liều thứ hai ở những người 45-85 tuổi, trong đó có 8 phụ nữ.

Nghiên cứu trên cũng phân tích khoảng 399 trường hợp tiêm mũi đầu tiên, nhưng dữ liệu này chỉ giới hạn ở EU, Khu vực kinh tế châu Âu (EEA) và Anh.

"Trừ trường hợp TTS được xác định sau liều đầu tiên, kết quả này ủng hộ việc tiêm hai liều của Vaxzevria để giúp bảo vệ chống lại COVID-19, bao gồm cả các biến thể đang gia tăng đáng lo ngại", giám đốc điều hành cấp cao của AstraZeneca Mene Pangalos viết trong thông báo của hãng.

Thống tướng Myanmar muốn thúc đẩy hợp tác quốc tế chống COVID-19

TTO - Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing ngày 28-7 bày tỏ mong muốn hợp tác sâu rộng hơn cùng cộng đồng quốc tế nhằm kiểm soát đại dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca nhiễm của nước này tiếp tục tăng lên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Kính viễn vọng không gian James Webb hé lộ cực quang sao Mộc là một thế giới hoàn toàn khác biệt: choáng ngợp, dữ dội và siêu thực.

Khoa học sửng sốt trước cực quang dữ dội trên sao Mộc

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội đánh giá cơ chế chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là cánh cửa rất quan trọng để các mô hình, công nghệ mới ra đời và lớn lên. Nhưng chấp nhận đến mức nào?

Đại biểu Quốc hội: Miễn trách nhiệm rủi ro nghiên cứu khoa học, nhưng đến mức nào?

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Các nhà khoa học phát hiện dấu hiệu cho thấy một lớp nước lỏng khổng lồ có thể tồn tại sâu dưới lòng đất sao Hỏa, hé lộ lời giải cho bí ẩn nước biến mất và mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Phát hiện lớp nước lỏng khổng lồ dưới lòng đất sao Hỏa

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Rạng sáng 13-5, một ngọn núi lửa ở miền trung Philippines đã phun trào, tạo ra cột tro khổng lồ cao khoảng 4,5km bốc lên trời.

Núi lửa Philippines phun trào, cột tro khổng lồ bốc cao 4,5km

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?

Một cụm sao bí ẩn gồm 60 ngôi sao đang khiến giới thiên văn học thế giới tranh cãi: đây chỉ là một cụm sao thông thường, hay là một trong những thiên hà nhỏ nhất vũ trụ từng được biết đến?

Phát hiện thiên hà nhỏ nhất vũ trụ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar