06/01/2019 10:03 GMT+7

Asian Cup 2019: Tuyển Thái Lan và sức ép 'hóa rồng'

HUY ĐĂNG
HUY ĐĂNG

TTO - 20h30 ngày 6-1 (THTT trên VTV6, VTV5), Thái Lan sẽ có trận ra quân tại Asian Cup 2019 ở bảng A gặp Ấn Độ với mục tiêu duy nhất: chiến thắng để xua đi sức ép của dư luận và khẳng định đẳng cấp.

Asian Cup 2019: Tuyển Thái Lan và sức ép hóa rồng - Ảnh 1.

Thái Lan đặt nhiều kỳ vọng ở Asian Cup 2019 - Ảnh: Fox Sports

"Ở AFF Cup 2018, chúng tôi không thua một đội nào. Thái Lan bị loại chỉ vì bỏ lỡ quả phạt đền vào cuối trận bán kết với Malaysia. Ở Asian Cup 2019, tôi sẽ thực hiện một vài điều chỉnh khi đón những cầu thủ thi đấu ở nước ngoài trở về. Tôi sẽ sử dụng những kinh nghiệm của mình thời còn dẫn dắt các đội bóng khu vực Trung Đông để giúp Thái Lan tiến xa ở Asian Cup" - HLV Milovan Rajevac phát biểu như vậy sau khi bị loại khỏi AFF Cup 2018. 

Hơn 2 tuần sau đó, Thái Lan bị Oman - một đội bóng vùng Trung Đông - đánh bại trong trận giao hữu chuẩn bị cho Asian Cup 2019.

Những phát biểu của HLV Rajevac khi ấy không phải là vô lý khi Thái Lan bước vào AFF Cup 2018 với đội hình không phải mạnh nhất và lại thiếu may mắn. Nhưng ở Asian Cup 2019, họ chào đón sự trở lại của những ngôi sao chơi bóng tại nước ngoài như tiền đạo Teerasil Dangda, tiền vệ Chanathip Songkrasin cùng hậu vệ Teerathon Bunmathan.

HLV Rajevac không xa lạ gì với bóng đá khu vực Trung Đông khi từng có nhiều năm làm việc ở Qatar cũng như Saudi Arabia. Ở Asian Cup 2019, 12/24 đội bóng đến từ vùng Trung Đông, riêng bảng đấu của Thái Lan có đến 2 đội là UAE và Bahrain. Vì vậy Thái Lan chọn Oman làm "quân xanh" để tập dượt trước thềm Asian Cup cũng là điều hợp lý. 

Oman là một đội bóng vùng Trung Đông có sức mạnh vừa phải. Họ từng 3 lần dự Asian Cup nhưng chưa bao giờ vượt qua vòng bảng.

Tất cả mọi chuyện nghe đều hợp lý, thế rồi vẫn cứ diễn ra theo hướng... vô lý. Thái Lan có đầy đủ binh hùng tướng mạnh lại thua 0-2 trước Oman. Tuy kết quả một trận giao hữu chưa thể nói lên nhiều điều nhưng nó khiến sức ép trên vai tuyển Thái Lan mỗi lúc một thêm nặng nề. 

Đặc biệt, sau khi mất ngôi vô địch AFF Cup 2018, HLV Rajevac gần như đặt cược tương lai của ông vào màn trình diễn ở Asian Cup 2019.

Trước ông Rajevac, nhiều thế hệ HLV dẫn dắt tuyển Thái Lan đã thất bại với cuộc đặt cược tương tự. Nhiều người sẽ ngạc nhiên nếu biết Thái Lan là đội bóng Đông Nam Á có điểm số trung bình mỗi trận kém thứ nhì ở đấu trường Asian Cup. 

Cụ thể, trong 20 lần tham dự, Thái Lan chỉ thắng được 1, hòa 8 trận và thua 11 trận, tức mỗi trận họ chỉ giành 0,55 điểm. Trong khi đó, con số tương tự của Indonesia và Malaysia là 0,67, của Myanmar là 1,75, của Singapore là 1, Campuchia là 0,8 và họ chỉ cao hơn mỗi... VN (0,5).

Một nghịch lý nếu tin rằng Thái Lan là đội bóng Đông Nam Á duy nhất vươn đến đẳng cấp châu lục trong vòng 20 năm trở lại đây. Chính niềm tin đó tạo nên sức ép khủng khiếp cho đội tuyển Thái Lan các thời kỳ.

Với tâm thế của một đội bóng "đẳng cấp châu lục", tuyển Thái Lan luôn bước vào mọi trận đấu với các đối thủ hùng mạnh vùng Trung Đông, thậm chí cả Nhật Bản, Hàn Quốc bằng lối đá tấn công. HLV Senamuang Kiatisuk từng là nạn nhân của kỳ vọng đó. Và ông đã từ chức HLV trưởng chỉ vì không đưa được Thái Lan giành vé dự World Cup 2018 trong một giai đoạn vòng loại mà họ đã chơi tưng bừng trước nhiều đối thủ quá mạnh như Úc, Saudi Arabia...

Quyết tâm thay đổi tư duy đó của người Thái Lan, HLV Rajevac vấp phải sự chỉ trích dữ dội thậm chí từ trước khi AFF Cup diễn ra. Những chỉ trích đó càng nặng nề hơn khi tuyển Thái Lan thất bại. Và giờ đây, ông Rajevac đặt cược toàn bộ tương lai, cho cuộc cách mạng và cả tên tuổi của một HLV danh tiếng cho 3 trận quyết đấu sắp tới mà mở màn sẽ là trận đấu với Ấn Độ tối nay.

Thái Lan đắt giá nhì bảng A

Về lý thuyết, Ấn Độ không phải là đối thủ của Thái Lan. Đội ngũ mà HLV Milovan Rajevac mang đến Asian Cup được Transfermarkt định giá đến 6,35 triệu euro, cao hơn 2 đội cùng bảng là Bahrain (0,95 triệu euro) và Ấn Độ (1,88 triệu euro), chỉ kém chủ nhà UAE (11,1 triệu euro). Dù vậy, CĐV Thái Lan lại rất lo lắng về hàng thủ của đội nhà khi thủ thành Kawin Thamsatchanan vắng mặt vì chấn thương.

Ngoài ra, tối 6-1 còn có 2 trận đấu được THTT trên kênh VTV6, VTV5 là Úc - Jordan (18h) và Syria - Palestine (23h). Trước đó, giải đã chính thức khai mạc khuya 5-1 với trận UAE - Bahrain.

HUY ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Madam Pang viết thư xin lỗi vì tuyển nữ Thái Lan mất vé dự vòng chung kết châu Á 2026

Nữ chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) Madam Pang đã viết thư xin lỗi người hâm mộ, sau khi tuyển nữ Thái Lan mất vé dự vòng chung kết châu Á 2026 và hết hy vọng dự World Cup 2027.

Madam Pang viết thư xin lỗi vì tuyển nữ Thái Lan mất vé dự vòng chung kết châu Á 2026

Cần Thơ tổ chức giải marathon 5.000 người tham gia

Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta marathon” là hoạt động chào mừng sự kiện tỉnh Hậu Giang, tỉnh Sóc Trăng sáp nhập vào TP Cần Thơ (cũ), thành lập TP Cần Thơ mới.

Cần Thơ tổ chức giải marathon 5.000 người tham gia

Lý do tế nhị khiến Ronaldo không tham dự đám tang của Diogo Jota

Siêu sao người Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo đã trở thành chủ đề nóng sau khi anh không tham dự đám tang của Diogo Jota vào ngày 5-7.

Lý do tế nhị khiến Ronaldo không tham dự đám tang của Diogo Jota

Neuer chỉ trích gay gắt thủ thành Donnarumma

Thủ thành kỳ cựu Manuel Neuer (Bayern Munich) đã công khai chỉ trích mạnh mẽ Gianluigi Donnarumma (PSG) sau pha va chạm với Jamal Musiala trong trận tứ kết FIFA Club World Cup 2025 rạng sáng 6-7.

Neuer chỉ trích gay gắt thủ thành Donnarumma

Màn ngược dòng 'điên rồ' của Carlsen tại Giải Grand Chess Tour

Tối 5-7, Magnus Carlsen đã có một ngày thi đấu cờ chớp bùng nổ, xuất sắc giành ngôi đầu bảng, trong đó có chiến thắng thuyết phục trước Gukesh Dommaraju - vua cờ trẻ tuổi vừa đăng quang ngôi vô địch thế giới.

Màn ngược dòng 'điên rồ' của Carlsen tại Giải Grand Chess Tour

Khi thể thao bị biến chất ở những trại hè

Ý tưởng về trại hè thể thao và kỹ năng sống xuất phát từ các mô hình phương Tây cuối thế kỷ 19, và nở rộ từ thập niên 1990. Nhưng nhiều năm gần đây, mô hình này ngày càng xuất hiện nhiều tai tiếng.

Khi thể thao bị biến chất ở những trại hè
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar