11/03/2016 09:01 GMT+7

ASEAN trong vòng xoáy Mỹ - Trung

QUỲNH TRUNG
QUỲNH TRUNG

TT - Hơn 80 chuyên gia và nhà khoa học trong và ngoài nước đã tham dự hội thảo quốc tế “ASEAN và quan hệ Trung - Mỹ: Những chuyển động mới và tác động tới khu vực” ngày 10-3.

TS Hà Anh Tuấn (trái) - Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam - trao đổi với GS Tsutomo Kikuchi - khoa chính trị quốc tế, Đại học Aoyama Gakuin, Nhật Bản - tại hội thảo ngày 10-3 - Ảnh: Quỳnh Trung

Hội thảo do Học viện Ngoại giao và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) của Đức đồng tổ chức tại Hà Nội, trong bối cảnh các diễn biến mới trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã và đang đặt ra nhiều thử thách đối với tư cách là nhân tố dẫn dắt các cơ chế hợp tác trong khu vực của ASEAN.

Không thể có chiến tranh Mỹ - Trung

Hội thảo tập trung thảo luận về các kiến nghị để thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN, một mặt giữ cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, mặt khác thu hút sự tham gia của các nước lớn vào các thể chế khu vực, hướng đến thiết lập một trật tự khu vực dựa trên luật pháp và thông lệ quốc tế.

GS Kavi Chongkittavorn từ Viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế, ĐH Chulalongkorn (Thái Lan) nhận định Mỹ và Trung Quốc đang thiếu niềm tin chiến lược về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, ông Chongkittavorn nhận định dù đang có những căng thẳng trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông nhưng khả năng chiến tranh giữa hai nước là khó xảy ra vì hai bên đang phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích kinh tế.

Ngoài ra, cả hai đều có vai trò ngày càng lớn ở những điểm nóng tại khu vực châu Á như bán đảo Triều Tiên, Biển Đông và eo biển Đài Loan.

Theo GS Chongkittavorn, để duy trì tính trọng tâm trước ảnh hưởng của hai nước Mỹ - Trung, ASEAN cần tăng cường tham vấn và đối thoại với cả hai siêu cường này trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.

Cụ thể là yêu cầu Trung Quốc tham gia Bộ quy tắc ứng xử cho những chạm trán ngoài ý muốn trên biển (CUES) cùng với việc sớm hoàn thành Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong đó có việc thúc giục Lào và Myanmar cùng tham gia.

Ngoài ra, ASEAN phải củng cố trật tự khu vực dựa trên những nguyên tắc và mở rộng những tầm nhìn chung về các lĩnh vực chính trị - an ninh.

“ASEAN phải thúc đẩy và tạo điều kiện cho hợp tác trong khu vực giữa một thế giới đang không ngừng chia rẽ và thay đổi” - GS người Thái kết luận.

Trong khi đó, GS Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc nhận định Trung Quốc đang khẩn trương đẩy mạnh các hoạt động chiếm hữu thực tế trên Biển Đông bởi bốn nguyên do chính, bao gồm: Tòa trọng tài thường trực (PCA) sắp ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, bầu cử ở Philippines vào tháng 5, Mỹ cứng rắn hơn trong bảo vệ tự do hàng hải và hàng không, và bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.

GS Carl Thayer cho rằng ASEAN không còn lựa chọn nào khác ngoài việc thực thi đầy đủ Tuyên bố ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới kết thúc đàm phán COC. Ông Thayer lưu ý khi đàm phán COC, các quốc gia ASEAN phải cẩn trọng về khả năng Trung Quốc sử dụng COC để kiểm soát Philippines, Việt Nam và Mỹ.

“Tứ trụ” trên Biển Đông?

Trong phần thảo luận, có ý kiến hỏi liệu có triển vọng nào cho liên minh chiến lược bốn bên gồm Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đối phó với những thách thức an ninh trong khu vực.

Trả lời câu hỏi này, GS Carl Thayer cho biết liên minh chiến lược không chính thức bốn bên là sáng kiến của Mỹ và ông cho rằng khả năng này hoàn toàn xảy ra trên thực tế.

“Úc đang cân nhắc lời kêu gọi của Mỹ trong khi Ấn Độ cũng bày tỏ làm thế nào để phát triển hiệu quả sự tự chủ chiến lược của họ. Dẫu sao các quốc gia này có lợi ích chung và sẽ tiếp tục thảo luận với nhau” - GS Carl Thayer bình luận.

Còn GS Tsutomo Kikuchi - thuộc khoa chính trị quốc tế, Đại học Aoyama Gakuin (Nhật) - cho rằng trong “tứ trụ” đó đang có sự hợp tác tốt giữa ba bên bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Úc.

“Lực lượng hải quân của ba quốc gia Ấn Độ, Nhật Bản, Úc sẽ tăng cường sâu hơn nữa sự phối hợp quân sự và an ninh. Chúng ta có thể thấy rất nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương trên thực tế” - GS Tsutomo Kikuchi cho biết.

GS Su Hao đến từ khoa ngoại giao Đại học Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh Trung Quốc mong muốn trở thành một bên duy trì hòa bình, có trách nhiệm đối với các hoạt động trên Biển Đông.

Ông thừa nhận Trung Quốc có cải tạo đảo, bãi đá nhưng lại bao biện rằng đây không phải là ý định gây hấn của Trung Quốc mà là những hành động “ngây thơ” làm theo các quốc gia khác trong khu vực!

Tuy nhiên, ông Su thừa nhận Trung Quốc cần kiềm chế các hoạt động ở khu vực.

QUỲNH TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Phía Qatar khẳng định việc đề nghị tặng máy bay cho Tổng thống Trump là quan hệ đồng minh bình thường, đồng thời khẳng định không có mục đích gây ảnh hưởng chính trị.

Qatar: Việc tặng máy bay cho ông Trump là 'điều bình thường giữa các đồng minh'

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Đoạn video gây sốt trên mạng xã hội được cho là ghi lại cảnh Trung Quốc đã phá vòng phong tỏa của Israel để thả hàng cứu trợ Dải Gaza thực chất là thông tin sai sự thật.

Sự thật phía sau video Trung Quốc phá vòng phong tỏa của Israel để cứu trợ Gaza

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh việc trả lại trục Hoàng Đạo hàng ngàn năm và dựng lại điện Kính Thiên là việc hệ trọng của đất nước Việt Nam, đề nghị UNESCO tiếp tục ủng hộ và tư vấn.

Tổng Bí thư đề nghị UNESCO hỗ trợ phục dựng điện Kính Thiên, ghi danh quần thể Yên Tử
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar