10/07/2012 10:59 GMT+7

ASEAN đạt thỏa thuận quy tắc ứng xử biển Đông

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Ngày 9-7, các nước ASEAN đã đạt được một thỏa thuận về quy tắc ứng xử trên biển Đông và sẽ tìm cách đối thoại với Trung Quốc, theo lời ông Kao Kim Hourn, người phát ngôn Bộ ngoại giao Campuchia.

Phóng to
Ảnh: AP

Dự kiến hôm nay 10-7, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ thăm Việt Nam. Tiếp theo đó bà đến Lào và sang Campuchia tham dự cuộc gặp giữa 25 nước châu Á Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu (EU) trong một hội nghị an ninh thường niên.

Bà cũng sẽ công bố “những nguồn lực mới rất quan trọng” cho các quốc gia dọc theo sông Mekong, theo lời Trợ lý Bộ trưởng Kurt Campbell nói ngay trước chuyến đi.

Các đồng minh của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng theo đuổi quan hệ gần gũi với các nước Đông Nam Á. Về mặt quân sự, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi tháng 5 tuyên bố Mỹ sẽ triển khai 60% lực lượng hải quân ở Thái Bình Dương cho tới năm 2020.

Năm nền kinh tế ở ASEAN, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Việt Nam, cùng với Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn toàn bộ phần còn lại thế giới trong hai năm tiếp theo, theo báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào tháng 4. Năm 2013, nhóm ASEAN-5 sẽ có tốc độ tăng trưởng 6,2%, so với 2,4% ở Mỹ, 0,9% ở EU và 1,7% ở Nhật Bản.

“Mỹ đang tăng cường đáng kể đầu tư, về ngoại giao, kinh tế, chiến lược và các lĩnh vực khác, ở khu vực này”, bà Clinton nói trong một bài phát biểu ngày 9-7 tại thủ đô Mông Cổ, Ulan Bator.

Mỹ cũng đang thương lượng một thỏa thuận thương mại bao gồm chín nước, trong đó có bốn nước ASEAN, và đã giảm bớt các lệnh cấm vận với Myanmar vào tháng 5. Những động thái của Mỹ với ASEAN diễn ra sau khi Trung Quốc thay thế nước này trở thành đối tác thương mại lớn nhất của khối gồm 10 nước này trong thập kỷ vừa qua.

Tuy nhiên, thương mại Trung-Mỹ vẫn rất lớn khi đặt cạnh các nước ASEAN, ở mức 503 tỉ USD vào năm 2011, hơn hai lần rưỡi so với mức 194 tỉ USD thương mại tổng cộng giữa ASEAN và Mỹ, theo số liệu từ Cục thống kê Hoa Kỳ.

Tầm quan trọng về kinh tế của Trung Quốc đã khiến ASEAN không thể hình thành một lập trường chung về các vấn đề tranh chấp trên biển Đông, theo lời Zhu Zhiquan, giáo sư Đại học Bucknell ở Lewisburg, Pennsylvania, Mỹ.

Từ đây vai trò của Mỹ trong vùng càng quan trọng. “Chúng tôi có lợi ích quốc gia, giống như bất cứ nước nào, trong việc đảm bảo tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật phát quốc tế và thương mại hợp pháp, không bị cản trở ở biển Đông”, bà Clinton nói ngày 8-7 tại Tokyo, Nhật Bản. “Vì thế chúng tôi tin rằng các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nên hợp tác và giải quyết các tranh chấp qua đường ngoại giao mà không khiêu khích, đe dọa và tránh xảy ra xung đột”.

Trung Quốc thì nói họ sẽ làm việc song phương với từng nước về các tranh chấp, theo lời Thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải ở Hong Kong tuần trước, và cảnh báo Mỹ không có tuyên bố lãnh thổ gì ở vùng biển này.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Việc Mỹ và Trung Quốc quyết định tạm dừng mức thuế quan mới đối đầu trong 90 ngày để đàm phán đã tạo ra một khoảng thở quan trọng.

Khoảng thở quý giá từ 'hưu chiến'

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan

Mỹ - Trung đang ở giai đoạn tạm dừng gia tăng sức ép lẫn nhau. Các doanh nghiệp vẫn đang kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực từ giai đoạn 'hưu chiến' này.

Đón bình thường mới từ 'hưu chiến' thuế quan

Ông Duterte đắc cử thị trưởng dù đang bị ICC giam, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Việc cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đắc cử thị trưởng Davao dù đang bị giam giữ tại Hà Lan tạo ra tình thế chưa từng có trong chính trường Philippines và đẩy gia tộc Duterte lên vị thế mới.

Ông Duterte đắc cử thị trưởng dù đang bị ICC giam, chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Nga và Ukraine đang tiến gần hơn đến bàn đàm phán sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất nối lại cuộc đối thoại tại Istanbul.

Cơ hội nào cho đàm phán Istanbul 2.0?

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tỉ lệ ủng hộ tổng thống Mỹ tăng sau nhiều tuần liên tiếp giảm, trong khi tỉ lệ người Mỹ lo sợ suy thoái kinh tế cũng giảm mạnh mẽ.

Tỉ lệ ủng hộ ông Trump bất ngờ tăng lại, dân Mỹ bớt lo suy thoái

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời

Thẩm phán Mỹ ủng hộ ông Trump dùng đạo luật thời chiến để trục xuất người nhập cư; Mỹ gỡ toàn bộ lệnh trừng phạt với Syria.

Tin tức thế giới 14-5: Ngoại trưởng Mỹ sẽ gặp Nga, Ukraine; 'Tổng thống nghèo nhất thế giới' qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar