06/07/2022 15:01 GMT+7

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học

CHẤN PHONG
CHẤN PHONG

TTO - Một số trường học ở phía đông thủ đô Tokyo (Nhật Bản) phải thay thế các món trái cây tráng miệng trong khẩu phần ăn của học sinh bằng thạch rau câu hay các loại bánh làm thủ công do áp lực lạm phát.

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 1.

Học sinh Trường trung học cơ sở Senju Aoba ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) trong giờ ăn trưa - Ảnh: REUTERS

Hãng tin Reuters ngày 6-7 cho biết, giá nguyên liệu tăng cao trong vài tuần gần đây ở Nhật Bản đã ảnh hưởng đến nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các trường học ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản).

Theo nhật báo Asahi Shimbun (Nhật Bản), cô Kazumi Sato, chuyên gia dinh dưỡng tại Trường trung học cơ sở Senju Aoba ở phía đông thủ đô Tokyo, đã nhận được thông báo của nhà trường về việc giá nguyên liệu tăng vọt trong nhiều tháng qua.

"Những ngày này ở Nhật Bản, một thùng dầu ăn 18 lít đắt hơn 1.750 yen (12,92 USD) so với một năm trước, trong khi giá hành tây đã tăng gấp đôi", cô dẫn chứng.

Cô Sato đã phải thay thế trái cây tươi, loại thực phẩm đắt tiền hiện nay ở Nhật Bản, bằng các loại thạch rau câu hoặc những loại bánh tự làm thủ công trong khẩu phần ăn hiện nay của học sinh Trường Senju Aoba.

"Tôi cố gắng chọn mua các loại trái cây theo mùa một hoặc hai lần một tháng. Tuy nhiên, chi phí tăng cao khiến tôi rất khó để tìm những loại trái cây đó", cô nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn tại Trường Senju Aoba hôm 6-7.

Không chỉ các trường học gặp khó khăn do chi phí tăng cao, áp lực lạm phát đã ảnh hưởng nặng nề đến gia đình của các học sinh đang theo học tại trường. Theo Reuters, bữa trưa tại các trường trung học cơ sở công lập tại phường Adachi của thủ đô Tokyo có giá 334 yen (2,47 USD), trong đó gia đình của các em phải chi trả 303 yen (2,24 USD).

Trước đó, vào tháng 4, chính quyền địa phương đã công bố chính sách khẩn cấp để hỗ trợ các trường học trước áp lực lạm phát. Họ sẽ cung cấp ngân quỹ để giúp các trường học giải quyết phần nào chi phí bữa ăn ngày càng tăng.

Tuy nhiên, cô Sato vẫn lo lắng về viễn cảnh giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng cao, đặc biệt là vào cuối năm học khi nguồn ngân sách của chính sách bắt đầu cạn kiệt.

"Mùa mưa năm nay ở Nhật Bản đã kết thúc sớm nên có thể ảnh hưởng lớn đến việc trồng trọt của người nông dân. Tôi khá lo lắng về giá lương thực ở trong nước trong thời gian tới", cô chia sẻ.

Một số hình ảnh về bữa ăn thường ngày của học sinh Trường Senju Aoba:

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 2.

Một học sinh ăn trưa tại Trường trung học cơ sở Senju Aoba - Ảnh: REUTERS

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 3.

Các đầu bếp chuẩn bị bữa trưa cho học sinh trong phòng nấu ăn tại Trường Senju Aoba - Ảnh: REUTERS

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 4.

Bữa trưa của học sinh Trường Senju Aoba bao gồm một phần cơm thịt heo muối hành, súp, sữa tươi và dưa hấu cắt lát - Ảnh: REUTERS

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 5.

Học sinh Trường Senju Aoba nhận khẩu phần ăn tại nhà bếp - Ảnh: REUTERS

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 6.

Học sinh Trường Senju Aoba thực hiện một cử chỉ trước khi ăn - Ảnh: REUTERS

Áp lực lạm phát tại Nhật Bản nhìn từ khẩu phần ăn bị cắt giảm ở trường học - Ảnh 7.

Chuyên gia dinh dưỡng Kazumi Sato đang kiểm tra chất lượng món ăn trong nhà bếp tại trường - Ảnh: REUTERS


Lạm phát vượt mức 2%

Theo báo cáo của Cục Thống kê, thuộc Bộ Nội vụ và truyền thông Nhật Bản, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 6 ở Nhật Bản đã tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mốc 2% chỉ tiêu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản lần đầu tiên sau 7 năm.

Hãng tin Reuters ngày 6-7 cho biết, lạm phát đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng ở Nhật Bản trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào cuối tuần này.

Cửa hàng đồng giá 'lên ngôi' tại Nhật Bản do lạm phát tăng

Những cửa hàng đồng giá trước kia không được đánh giá cao về mặt chất lượng giờ đây lại thu hút người tiêu dùng Nhật Bản vì giá rẻ mà dùng vẫn ổn.

CHẤN PHONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, việc trang bị tư duy số và kiến thức nền tảng về trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là sự lựa chọn, mà đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với các sinh viên đại học.

Toàn bộ sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ học ứng dụng AI từ năm nhất

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Theo Đại học Bách khoa Hà Nội, tổng số thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy năm 2025 là hơn 28.000 thí sinh, nhưng chỉ có 1.860 thí sinh đạt từ 70/100 điểm trở lên.

Điểm trung bình thi đánh giá tư duy tăng, nhiều trường công bố điểm sàn xét tuyển

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tối 12-5, UBND quận 1, TP.HCM đã ban hành kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6 năm học 2025-2026.

Quy định tuyển sinh lớp 1, lớp 6 vào trường 'hot' ở quận 1, TP.HCM

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Tối 12-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026.

Tuyển sinh đầu cấp ở TP.HCM: Lựa chọn khu vực tuyển sinh từ ngày 15-5

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk đã có báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy về kết quả xác minh vụ nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học trước kỳ thi tốt nghiệp.

Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk thông tin về việc nhiều học sinh lớp 12 'tự nguyện' nghỉ học

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar