16/08/2019 08:17 GMT+7

Áp lực dời đô ở nhiều nước ASEAN

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Việc Indonesia công bố dời thủ đô từ Jakarta đến đảo Borneo mới đây thu hút sự chú ý của nhiều người, nhưng đó là câu chuyện không mới đối với nhiều nước Đông Nam Á trong hơn 15 năm trở lại đây.

Áp lực dời đô ở nhiều nước ASEAN - Ảnh 1.

Mô phỏng thành phố thông minh New Clark ở Philippines, dự kiến đón các bộ ngành, sứ quán nhiều nước vào năm 2030 - Ảnh: BCDA

Có nhiều nguyên nhân khiến các quốc gia ở Đông Nam Á muốn dời đô hoặc giảm tải áp lực ở thủ đô, bao gồm những thách thức ngày càng trầm trọng của khu vực đô thị như tắc nghẽn giao thông, ngập lụt, sụt lún, quá tải về dân số...

Vì sao?

Thủ đô Jakarta của Indonesia có khoảng 10,7 triệu dân. Theo báo Jakarta Post, cơ sở hạ tầng hiện có không được thiết kế để đáp ứng với mật độ dân số cao của thành phố.

Ngành nước chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu của 40% dân cư. Jakarta ngày càng khó sống hơn do quá tải về dân số, kẹt xe nghiêm trọng, ngập và ô nhiễm không khí. Chính phủ hi vọng có thể bắt đầu di dời về thủ đô mới ở đảo Borneo từ năm 2024 với chi phí khoảng 33 tỉ USD.

Ở Malaysia, ý tưởng và thiết kế về một thành phố xanh mà hiện nay được xem là thủ đô hành chính bắt đầu từ năm 1993 và khởi công năm 1999. Sau 10 năm xây dựng, hầu hết các bộ của Malaysia đã dời về thành phố Putrajaya.

Trong khi đó, Philippines phê duyệt kế hoạch xây dựng thành phố thông minh New Clark năm 2015. Dự kiến dời toàn bộ các cơ quan cấp bộ, các công ty quốc doanh, các đại sứ quán về đây vào năm 2030. Dự án dự kiến tốn khoảng 14 tỉ USD, được cho là sẽ giúp giảm tải cho thủ đô Manila, giảm các thiệt hại kinh tế do kẹt xe nghiêm trọng ở khu vực nội ô - Metro Manila.

Theo Hãng tin AFP, nhiều chính trị gia và Đảng Puea Thai - đảng cầm quyền ở Thái Lan - đã đề cập việc chọn vùng đất cao hơn làm thủ đô mới cho Thái Lan từ năm 2011. Tuy nhiên, Thái Lan chưa quyết vấn đề này.

Thách thức và cơ hội

Theo báo Phil Star, chính quyền Philippines lạc quan rằng ngoài khả năng làm giảm mật độ dân số ở khu trung tâm, việc chuyển các cơ quan hành chính sang thành phố mới New Clark sẽ giúp phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Việc dời một phần hoặc toàn bộ thủ đô là cơ hội để xây dựng một thành phố khang trang, hiện đại. Điều này được nhìn thấy sau quyết định dời thủ đô từ Yangon đến Naypyidaw của Myanmar vào năm 2005. Khác với nhiều thành phố còn lạc hậu ở Myanmar, nơi này có lưới điện ổn định, sân golf, khách sạn, trung tâm mua sắm, nhà hàng, quán cà phê, mạng Internet không dây mạnh mẽ, các con đường cao tốc với 20 làn xe.

Theo báo Anh The Guardian, những thông tin đồn đoán cho rằng Myanmar tốn khoảng 4 tỉ USD để dời đô. Dù vậy vẫn có ý kiến chỉ trích cho rằng sau 14 năm dời đô, Naypyidaw vẫn mang dáng dấp của một "thành phố ma" và chật vật trong việc thu hút cư dân cũng như du khách.

Bà Rebecca Townsend - chuyên gia về lịch sử, chính trị, truyền thông và giới ở Đông Nam Á - cho rằng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và các thành phố lớn ngày càng khó sống, một số nước châu Á đứng trước lựa chọn dời thủ đô hay ở lại.

Theo bà Townsend, nếu ở lại cần xem xét các cơ hội khắc phục khủng hoảng từ công nghệ và sáng tạo. Còn nếu ra đi, dù là di dời một phần hoặc toàn bộ thủ đô thì cần một nguồn tiền rất lớn. Chọn địa điểm, trục phát triển, mô hình thiết kế, tầm nhìn, sự kết nối, tính bền vững, môi trường và sinh thái... đều là những vấn đề cần giải quyết bao trùm.

Năm 2005, Myanmar dời thủ đô từ Yangon về Naypyidaw. Từ khoảng năm 2012, nhiều cơ quan cấp bộ dời về thủ đô hành chính mới Putrajaya của Malaysia. Năm 2015, Quốc hội Philippines thông qua kế hoạch xây thành phố vệ tinh New Clark để dời các cơ quan chính phủ về đây. Vấn đề dời đô từng nhiều lần được đưa ra thảo luận ở Thái Lan.

TTO - Tổng thống Joko Widodo xác nhận thủ đô Indonesia sẽ chuyển từ Jakarta đến đảo Borneo, hay còn được biết tới là Kalimantan với diện tích 743.300km2.


HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Marcy Kaptur đã bị mời rời khỏi khung hình truyền hình, sau khi ngủ gật trong lúc hạ nghị sĩ Hakeem Jeffries có bài phát biểu kéo dài 8 tiếng về dự luật mới.

Nữ nghị sĩ Mỹ ngủ gật khi Hạ viện đang họp về siêu dự luật

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Video hành quyết này gây chú ý trong bối cảnh Iran đã bắt hơn 700 nghi phạm Mossad, trong đó 10 người có thể bị tuyên án tử.

Xuất hiện video Iran hành quyết gián điệp Israel công khai?

Ukraine tấn công sân bay Nga dùng triển khai Su-34, Su-35S, Su-30SM

Ukraine tuyên bố đã tấn công và phá hủy nhiều tài sản quân sự tại sân bay quân sự Borisoglebsk ở tỉnh Voronezh của Nga.

Ukraine tấn công sân bay Nga dùng triển khai Su-34, Su-35S, Su-30SM

Động đất sáng nay ở Nhật Bản 'ứng nghiệm' với 'lời tiên tri' trong manga?

Gần đây lan truyền tin đồn rằng Nhật Bản sẽ hứng chịu một thảm họa lớn vào ngày 5-7, dựa trên dự đoán trong bộ manga 'The Future I saw' của tác giả người Nhật Ryo Tatsuki.

Động đất sáng nay ở Nhật Bản 'ứng nghiệm' với 'lời tiên tri' trong manga?

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ký thư gửi đến 12 quốc gia, nêu rõ mức thuế áp với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, trong đó mức thuế mới có thể lên đến 70%.

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam

Bài ca 'Nguyễn Văn Trỗi - lời anh vọng mãi ngàn năm' vang lên mở đầu lễ kỷ niệm 214 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Bolivar Venezuela (5-7-1811 - 5-7-2025).

Kỷ niệm 214 năm ngày độc lập nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar