23/03/2021 08:26 GMT+7

Áp lực di dân 'đè nặng' ông Biden

BẢO ANH
BẢO ANH

TTO - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối diện áp lực rất lớn liên quan đến chính sách nhập cư của ông, khi những tiếng nói chỉ trích không chỉ từ Đảng Cộng hòa mà còn đang đến từ cả Đảng Dân chủ.

Áp lực di dân đè nặng ông Biden - Ảnh 1.

Ông Dustin, một di dân xin tị nạn đến từ Honduras, ôm đứa con trai 6 tuổi bên cạnh các di dân khác ở La Joya, bang Texas, Mỹ hôm 19-3 - Ảnh: Reuters

Các luồng quan điểm chỉ trích cho rằng chính sách của chính quyền đương nhiệm đã tạo điều kiện cho lượng di dân khổng lồ tràn vào nước Mỹ, gây nhiều hệ lụy cho nước này.

Đổ lỗi cho nhau

Nhiều đảng viên Đảng Cộng hòa chỉ trích cách xử lý di dân của chính quyền ông Biden, cho rằng những ngày gần đây các di dân mang theo dịch COVID-19 vào Mỹ và chính quyền ông Biden đã khiến tình hình tồi tệ hơn.

"Biên giới lúc này đang mở toang vì chính quyền ông Biden đã xóa bỏ những chính sách rất hiệu quả của chính quyền ông Trump và những thỏa thuận chúng ta đạt được với Mexico cùng các quốc gia Mỹ Latin khác" - thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton phát biểu hôm 21-3.

Ngày càng nhiều thành viên bên Đảng Dân chủ cũng lên tiếng chỉ trích chính sách của chính quyền ông Biden, chủ yếu do gánh nặng người nhập cư. Chẳng hạn, chính quyền thực hiện chương trình mới trị giá 86,9 triệu USD để cung cấp 1.239 giường ngủ trong các khách sạn cho một số gia đình nhập cư.

Một số thành viên Đảng Dân chủ đến từ khu vực gần biên giới Mỹ - Mexico cũng không đồng tình với thông điệp của ông Biden. Dân biểu Đảng Dân chủ Henry Cuellar (bang Texas) cho rằng thông điệp kiểu "đừng đến lúc này, hãy đến sau đó" gửi tới di dân của chính quyền ông Biden là "kinh khủng" và cần thay đổi.

Dân biểu Đảng Dân chủ Vicente Gonzalez (bang Texas) cũng cho rằng thông điệp của chính quyền ông Biden không hiệu quả. Ông cho biết "hết sức quan ngại" về việc hàng ngàn di dân xuất hiện tại khu vực của ông giữa đại dịch COVID-19 và muốn tìm ra cách để các di dân xin tị nạn từ quê hương của họ. "Chúng ta không có nguồn lực để xử lý số lượng lớn di dân này" - ông Vicente Gonzalez nói.

Việc chính quyền không cho truyền thông đi vào các cơ sở tạm giữ di dân ở biên giới để quan sát tình trạng tại đây đã bị cả các nghị sĩ Đảng Cộng hòa và Dân chủ chỉ trích, theo báo USA Today.

Trong khi đó, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho rằng chính quyền ông Trump trước đây - với chính sách biên giới cứng rắn - là bên có lỗi vì "đã phá hủy đường lối có trật tự, nhân đạo và hiệu quả" trong việc xử lý số trẻ em di cư.

Theo quan chức này, nguyên nhân gốc rễ là "nghèo đói, bạo lực và sự ngược đãi người dân ở các quốc gia chủ yếu từ vùng tam giác phía bắc gồm El Salvador, Guatemala và Honduras". Và số di dân tới Mỹ tăng vọt "một phần vì các quỹ dành cho 3 nước này để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ đã bị chính quyền ông Trump làm gián đoạn".

Thông điệp của ông Biden

Ngày 21-3, ông Alejandro Mayorkas đã lên tiếng bảo vệ chính sách nhập cư của ông Biden, nhấn mạnh rằng biên giới phía nam nước Mỹ "đã đóng cửa", đồng thời gửi thông điệp rõ ràng của chính quyền với những người đang có ý định vượt biên: "Giờ không phải lúc đến. Đừng đến. Hành trình rất nguy hiểm".

"Biên giới đã đóng cửa. Chúng tôi đang trục xuất nhiều gia đình và người trưởng thành độc thân. Và chúng tôi đã quyết định sẽ không trục xuất những trẻ em dễ bị tổn thương" - ông Mayorkas cho biết trên kênh NBC News.

Ông cho biết chính quyền đang xây dựng những lộ trình an toàn, có trật tự và nhân đạo để giải quyết các nhu cầu của những đứa trẻ đáng thương.

Theo tài liệu nội bộ của Cục Hải quan và biên phòng Mỹ (CBP) mà báo Wall Street Journal thấy được, Chính phủ Mỹ đang chứng kiến số trẻ em vượt biên mỗi ngày nhiều hơn bao giờ hết, với trung bình 523 trẻ bị lực lượng tuần tra biên giới Mỹ bắt mỗi ngày trong 3 tuần qua.

Ông Biden cho biết sẽ đến thăm biên giới Mỹ - Mexico "vào một thời điểm nào đó". Chính quyền ông đã chọn cách không trục xuất những trẻ không có người đi cùng - được xác định là các di dân dưới 18 tuổi không có cha mẹ đi theo - và chỉ ra những luật nhập cư mang lại sự che chở đặc biệt cho trẻ em.

Thay vào đó, trẻ em được chuyển tới mạng lưới trung tâm tạm trú do Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ (HHS) quản lý. Các quan chức HHS sau đó tìm những người đỡ đầu ở Mỹ có khả năng chăm sóc những đứa trẻ này dài hạn.

Đài CBS ngày 21-3 cho biết khoảng 15.500 trẻ em di cư không có người đi cùng đang bị tạm giữ, trong đó có 10.500 trẻ em được đưa tới các trung tâm chăm sóc do HHS quản lý và 5.000 trẻ đang ở các cơ sở của CBP dọc biên giới với Mexico.

"Cuộc chiến cam go"

Theo kênh CNBC, tình hình tại biên giới đang gây rắc rối cho nỗ lực thúc đẩy cải cách nhập cư của Đảng Dân chủ. Tuần trước, Hạ viện Mỹ thông qua 2 dự luật mở đường cấp tư cách công dân hoặc tình trạng pháp lý cho hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ, nhưng các dự luật này sẽ đối diện "cuộc chiến cam go" tại Thượng viện Mỹ.

Trong khi đó, một gói cải cách nhập cư toàn diện mang nhiều tham vọng hơn được Nhà Trắng ủng hộ và được trình tại Quốc hội Mỹ hồi tháng 2 dường như ít có khả năng nhận được sự tán thành.

Ông Biden đối mặt với chỉ trích từ nghị sĩ hai đảng về chính sách nhập cư

TTO - Những ngày qua, rất nhiều nghị sĩ Đảng Cộng hòa và một số nghị sĩ Đảng Dân chủ đã chỉ trích gay gắt tân Tổng thống Mỹ Joe Biden về chính sách biên giới và nhập cư của ông.

BẢO ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Chuyến thăm Nga lần này của Tổng Bí thư Tô Lâm cho thấy hai quốc gia có thể làm gì sau khi đã nâng cấp quan hệ lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện.

Mở rộng hợp tác Việt Nam - Nga

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ đề xuất một cuộc đàm phán trực tiếp với Ukraine để chấm dứt chiến sự mà không cần điều kiện tiên quyết, nhưng cùng lúc tiếp tục tấn công Kiev.

Nga - Ukraine thăm dò lẫn nhau

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ được hoàng gia Qatar tặng món quà đắt đỏ là một chiếc máy bay Boeing siêu sang để sử dụng làm chuyên cơ Air Force One.

Rộ tin Qatar sắp tặng 'biệt thự bay' Boeing 747-8 cho ông Trump

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tổng thống Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp Tổng thống Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi Tổng thống Trump công khai yêu cầu nhà lãnh đạo Ukraine chấp nhận ngay đề xuất đàm phán trực tiếp từ Nga.

Ông Trump thúc đến gặp ông Putin, ông Zelensky tuyên bố 'sẵn sàng'

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Ông Trump tiết lộ sẽ ký sắc lệnh nhằm giảm tới 80% giá thuốc tại Mỹ; Philippines bầu cử, với tâm điểm là cuộc đối đầu hai dòng họ Marcos - Duterte.

Tin tức thế giới 12-5: Mỹ - Trung đàm phán hiệu quả; Nga tố Ukraine tấn công tên lửa vào vùng Kursk

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh

Không quân Ấn Độ có phản hồi hiếm hoi nghi vấn nước này mất 5 tiêm kích trong quá trình giao tranh với Pakistan, khẳng định đã hoàn thành những mục tiêu đề ra.

Lãnh đạo quân đội Ấn Độ: Mất mát là một phần của chiến tranh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar