31/03/2022 13:08 GMT+7

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội

QUANG THẾ
QUANG THẾ

TTO - Những ngày cuối tháng 3 phóng viên Tuổi Trẻ khảo sát tại nhiều xã ngoại thành Hà Nội cho thấy sau khi được tách thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm (có một phần đất ở) tình trạng phân lô, bán nền diễn ra tràn lan.

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 1.

Một khu đất sau khi được tách thửa, chia lô tại xã Bình Yên (huyện Thạch Thất) - Ảnh: QUANG THẾ

Điều đáng nói là sau khi tách thửa những khu đất này được phân lô, xây dựng hạ tầng không khác gì một dự án bất động sản "phân lô bán nền" với diện tích chỉ khoảng 60-100m2/lô, có giá bán từ 1,2 tỉ đồng - 1,8 tỉ đồng tùy từng vị trí.

Trước đó, ngày 24-3, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết đơn vị này đã tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp để rà soát nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

Ghi nhận tại xã Tiến Xuân, Bình Yên (huyện Thạch Thất) nhiều thửa đất có diện tích hàng nghìn m2 đã được tách thành cả nhiều lô lớn nhỏ, đáng chú ý dù là đất ở nông thôn nhưng có lô mặt tiền chỉ rộng khoảng 4m.

Tương tự tại xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) hàng loạt thửa đất đã được chia lô, đang hoàn thiện hạ tầng để rao bán. Người dân những khu vực có đất phân lô đều khẳng định khách hàng chủ yếu là người nơi khác đến đầu cơ và thực tế người địa phương không có nhu cầu mua xây cất nhà cửa.

"Xã vẫn là khu vực nông thôn, đất đồi núi còn rất nhiều, nhà ít cũng gần 1.000m2 đất ở. Họ phân lô nhỏ mục đích là để mua đi bán lại với nhau chứ thực tế không có dân địa phương mua xây nhà vì diện tích những lô đất này quá nhỏ", bà Hằng (thôn 7, xã Tiến Xuân) nói.

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 2.

Bên trong một khu đất mới được tách thửa, chia lô ở xã Tiến Xuân

Trao đổi với phóng viên, đại diện UBND xã Bình Yên thông tin các trường hợp xin tách thửa đất nông nghiệp, đất ở tăng mạnh trong thời gian qua. Theo số liệu thông kê của UBND xã Bình Yên thì dự kiến trong năm 2022 xã này sẽ tăng thêm khoảng 10 hecta đất ở.

Trong khi đó UBND Cổ Đông (thị xã Sơn Tây) cho biết những trường hợp xin chia tách phần lớn có nguồn gốc đất ở, đất trồng cây lâu năm (có một phần đất ở). Nhận định về tách thửa trong thời gian qua, lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho rằng nhiều ô đất chia quá nhỏ.

Giáo sư Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết trước mắt không nên cho tách thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm (có một phần đất ở). 

Sắp tới Luật đất đai 2013 sửa đổi cần phải cấm phân lô bán nền. Bởi theo ông Võ nếu tiếp tục cho phân lô, bán nền sẽ tiếp tục gây tai hại cho phát triển kinh tế vì tiền của dân đổ hết vào đất nền, không có đầu tư trên đất, chỉ mua đi bán lại, đầu cơ.

Dưới đây là hình ảnh ghi nhận tại nhiều xã ngoại thành Hà Nội:

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 3.

Lối vào khu đất ở xã Tiến Xuân chẳng khác gì dự án bất động sản phân lô, bán nền

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 4.

Phân lô, bán nền vào sát vách nhà dân

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 5.

Có một tình trạng chung tại nhiều huyện ngoại thành Hà Nội là sau khi phân lô đất để hoang phế

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 6.

Thửa đất có nguồn gốc là đất trồng cây lâu năm (trong đó có một phần đất ở) trên địa bàn xã Cổ Đông được chuyển đổi, chia tách giống như một dự án nhà đất

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 7.

Thửa đất có diện tích 1.979,4m2 ở xã Bình Yên đã được chia tách thành 23 lô có diện tích chỉ từ 60-90m2 ngập trong cỏ dại

Ảnh tách thửa, phân lô đất nông thôn rồi để hoang phế ở ngoại thành Hà Nội - Ảnh 8.

Cũng tại xã Bình Yên nhiều lô đất được chia tách từ khoảng 10 năm trước nay vẫn bỏ hoang

Hà Nội tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp để rà soát

TTO - Ngày 24-3, lãnh đạo Sở Tài nguyên và môi trường Hà Nội cho biết đơn vị này đã tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp để rà soát nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

QUANG THẾ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Cảm ơn nghĩa tình, sự tận tụy của báo Tuổi Trẻ, bố tôi và gia đình cảm nhận được tình người ấm áp giữa thành phố đông đúc, xa lạ'.

Lời cảm ơn từ trái tim của người thương binh Nghệ An

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

'Thành công rồi!' - chị Võ Thị Kim Cương reo lên khi mẻ bánh mì làm tại Nepal được nướng thành công sau hàng chục lần thất bại trước đó. Lần đầu tiên bánh mì chuẩn Việt Nam đặc ruột thơm ngon xuất hiện tại xứ sở dãy Himalayas hùng vĩ.

'Ai bánh mì nóng giòn đây' ở Himalayas

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Cái tên sao khéo đậm đà - Phú là giàu có, Khánh là mừng vui, hai câu thơ của nhà thơ Sóng Hồng - Trường Chinh khi ông là chủ tịch Hội đồng Nhà nước về thăm Phú Khánh, đã nhắc nhớ cho nhiều người về vẻ giàu đẹp một thời của tỉnh này.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 5: Phú là giàu có, Khánh là mừng vui

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Tỉnh Cửu Long rộng lớn nằm giữa sông Tiền và sông Hậu một thời được những người tâm huyết với vùng đất gọi là 'miền đất hứa'.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 4: 'Miền đất hứa' giữa hai bờ Cửu Long

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Có bàn chân không còn ngón, có bàn chân chỉ còn lại phần gót, có những trường hợp chỉ còn một nửa bàn chân, thậm chí cụt hẳn hai chân.

Những đôi giày độc bản ở làng phong Quy Hòa

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long

Một thời, tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh là một với tên gọi tỉnh Vĩnh Trà, sau đó đổi tên thành tỉnh Cửu Long.

Ký ức những lần tách - nhập tỉnh - Kỳ 3: Ai về phương Nam, ghé thăm tỉnh Cửu Long
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar