08/08/2024 14:47 GMT+7

Ánh sáng xanh từ điện thoại tác động xấu đến làn da

Việc lướt điện thoại và tiếp xúc với ánh sáng xanh có thực sự gây hại cho làn da bạn không? Và việc thoa kem dưỡng có giúp ích không?

Ánh sáng xanh có thể làm hỏng collagen, một loại protein quan trọng cho cấu trúc da - Ảnh: Academy of Ancient Reflexology

Ánh sáng xanh có thể làm hỏng collagen, một loại protein quan trọng cho cấu trúc da - Ảnh: Academy of Ancient Reflexology

Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ ánh sáng khả kiến. Ánh sáng mặt trời là nguồn mạnh nhất, nhưng các thiết bị điện tử của chúng ta - chẳng hạn như điện thoại, máy tính xách tay và tivi - cũng phát ra ánh sáng xanh, mặc dù ở mức thấp hơn từ 100 - 1.000 lần.

Khi chúng ta dành nhiều thời gian sử dụng các thiết bị này, đã có một số lo ngại về tác động của ánh sáng xanh đến sức khỏe, bao gồm cả mắt và giấc ngủ. Hãy tìm hiểu thêm về tác động của ánh sáng xanh đến làn da.

Ánh sáng xanh gây hại đến mức nào?

1. Ánh sáng xanh có thể làm tăng sắc tố

Các nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể kích thích sản xuất melanin, sắc tố tự nhiên tạo ra màu sắc cho da.

Vì vậy, quá nhiều ánh sáng xanh có thể làm trầm trọng hơn tình trạng tăng sắc tố - sản xuất quá mức melanin dẫn đến các đốm đen trên da, đặc biệt là ở những người có làn da sẫm màu hơn.

2. Ánh sáng xanh có thể gây ra nếp nhăn

Một số nghiên cứu cho thấy ánh sáng xanh có thể làm hỏng collagen, một loại protein quan trọng cho cấu trúc da, làm đẩy nhanh việc hình thành nếp nhăn.

Tuy nhiên nếu bạn giữ thiết bị cách da hơn 10cm, điều này sẽ giảm thiểu mức độ tiếp xúc gấp 100 lần, nhờ vậy ít có khả năng gây ra vấn đề nghiêm trọng.

3. Ánh sáng xanh có thể làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến làn da

Nếu vùng da quanh mắt bạn trông xỉn màu hoặc sưng phồng, bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi trực tiếp cho ánh sáng xanh. Nhưng như chúng ta đã biết, ánh sáng xanh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những gì bạn quan sát được trên mắt là một số dấu hiệu có thể thấy của việc thiếu ngủ.

Chúng ta biết ánh sáng xanh đặc biệt hữu hiệu trong việc ức chế sản xuất melatonin. Loại hormone tự nhiên này thường báo hiệu cho cơ thể biết khi nào cần ngủ, và giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ - thức của chúng ta.

Bằng cách ức chế melatonin, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ làm gián đoạn quá trình tự nhiên này, khiến việc chìm vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn và có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn.

Các vấn đề về giấc ngủ kéo dài cũng có thể làm trầm trọng thêm các tình trạng da hiện có, chẳng hạn như mụn trứng cá, bệnh chàm và mụn trứng cá đỏ.

Thiếu ngủ có thể làm tăng nồng độ cortisol, một loại hormone gây căng thẳng phá vỡ collagen, protein chịu trách nhiệm cho độ săn chắc của da. Thiếu ngủ cũng có thể làm suy yếu hàng rào tự nhiên của da, khiến da nhạy cảm hơn với các tổn thương từ môi trường hoặc khô da.

Chăm sóc da có giúp bảo vệ da trước ánh sáng xanh?

Có lẽ chỉ những người bị tăng sắc tố da gây nhiều phiền toái hơn được gọi là nám da mới cần quan tâm đến ánh sáng xanh từ các thiết bị.

Tình trạng này đòi hỏi làn da phải được bảo vệ tốt khỏi mọi ánh sáng khả kiến mọi lúc. Các sản phẩm duy nhất có hiệu quả hoàn toàn là những sản phẩm chặn mọi ánh sáng, cụ thể là kem chống nắng gốc khoáng hoặc một số loại mỹ phẩm. Nếu bạn không thể nhìn thấy da qua chúng thì chúng sẽ có hiệu quả.

Nhưng việc thiếu các thử nghiệm nghiêm ngặt, đối với các sản phẩm thiếu minh bạch bên ngoài phòng thí nghiệm khiến việc đánh giá mức độ hiệu quả của chúng, cũng như có đáng để thêm chúng vào quy trình chăm sóc da của bạn hay không, trở nên khó khăn.

Làm gì để giảm thiểu ánh sáng xanh?

Đây là một số bước đơn giản bạn có thể thực hiện để giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh, đặc biệt vào ban đêm khi chúng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Đầu tiên, hãy sử dụng chế độ "ban đêm" trên thiết bị của bạn hoặc sử dụng ứng dụng lọc ánh sáng xanh để giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh vào buổi tối.

Ngoài ra hãy giảm thiểu thời gian sử dụng màn hình trước khi đi ngủ, tạo thói quen thư giãn trước khi lên giường ngủ để tránh các loại rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn.

Hãy giữ điện thoại hoặc thiết bị của bạn cách xa da để giảm thiểu tiếp xúc với ánh sáng xanh. Cuối cùng, hãy sử dụng kem chống nắng gốc khoáng hoặc vật lý chứa titanium dioxide và oxit sắt, có thể bảo vệ rộng rãi, bao gồm cả ánh sáng xanh.

Bật bộ lọc ánh sáng xanh trên thiết bị di động để bảo vệ sức khỏe

TTO - Ánh sáng xanh phát ra từ máy tính, điện thoại và máy tính bảng có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe, có liên quan đến mù lòa do tuổi tác và một số dạng ung thư.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Công an Đắk Lắk cho rằng các vụ bệnh nhân tử vong có dấu hiệu tội phạm, bệnh viện bàn giao cho gia đình mai táng gây khó khăn nên đề nghị cung cấp hồ sơ để điều tra.

Công an Đắk Lắk yêu cầu cung cấp hồ sơ bệnh nhân tử vong tại các bệnh viện có dấu hiệu tội phạm

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các sở y tế tỉnh thành và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm chống nắng.

Sau vụ chỉ số chống nắng ghi 50 nhưng kiểm nghiệm 2,4: Tăng cường kiểm nghiệm sản phẩm chống nắng

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Những năm gần đây, thuốc chống giun sán ivermectin liên tục được lan truyền trên mạng xã hội như một “thần dược” có thể chữa khỏi COVID-19 và ung thư. Tuy nhiên giới chuyên môn khẳng định thông tin này là sai sự thật.

Thông tin ivermectin chữa 'bách bệnh' kể cả COVID-19 và ung thư là sai sự thật

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

Thời điểm đại dịch COVID-19 xuất hiện đầu năm 2020 tại Việt Nam, những người tiếp xúc gần 2m đã thuộc diện nghi nhiễm và phải cách ly, người bệnh phải cách ly 14 ngày. Còn hiện nay, việc thực hiện cách ly COVID-19 như thế nào?

Cách ly phòng COVID-19 hiện nay có còn cần thiết?

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Suốt nửa năm qua, một nhóm người trẻ tại TP.HCM vẫn miệt mài treo tranh, ảnh, “thắp” nụ cười cho những người bệnh ung thư thông qua dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng”.

'Thắp' nụ cười cho người bệnh ung thư tại TP.HCM qua tranh ảnh

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn

Mỗi năm, sốt xuất huyết lại bùng phát vào mùa mưa khiến hàng ngàn trẻ em phải nhập viện, nhiều ca trở nặng nguy hiểm tính mạng. Bà con mình cần làm ngay ba việc quan trọng.

Sốt xuất huyết vào mùa, ba việc cần làm ngay trước khi quá muộn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar