18/12/2015 01:27 GMT+7

Ảnh cưới "tù nhân": bạn đọc sợ nổi da gà

THU NGUYỆT - C.TH.
THU NGUYỆT - C.TH.

TTO - Nhiều ý kiến trái chiều của bạn đọc xung quanh bộ ảnh được cho là ảnh cưới trong đó "chú rể" mặc quần áo tù nhân còn "cô dâu" trong trang phục "quản giáo".

Một bức ảnh trong bộ ảnh "Anh là tù nhân của em" lan truyền trên mạng. Ảnh: Facebook.

Bạn đọc Dũng Nguyễn bình luận trên Tuổi Trẻ Online: “Bộ ảnh này mang tính chất riêng tư, nhằm lưu giữ kỷ niệm. Tôi tôn trọng ý tưởng và cách thức thực hiện ảnh táo bạo của hai bạn này”.

Bạn đọc Đặng Văn Thành nhận xét: “Pháp luật nào ngăn cấm sự tự do sáng tạo? Nếu ngăn cấm sáng tạo, ý tưởng mới, có thể xem pháp luật đó đã lạc hậu?”

Bạn đọc Thanh Sơn Thủy thì cho biết: “Tôi không khen, chê bộ ảnh cưới này nhưng thực sự lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi chỉ có cảm giác sợ, thậm chí nổi hết da gà. Bộ quần áo tù nhân luôn khiến tôi liên tưởng đến những điều xấu xa, tội lỗi. Nếu là tôi, tôi vẫn diễn đạt ý tưởng "anh là tù chung thân của em" nhưng sẽ chọn trang phục khác”.

Bạn đọc tên Thảo cũng chia sẻ: “Không ai cấm các bạn tự do sáng tạo. Tuy nhiên, phải xem lại việc sử dụng quân phục khi không xin phép, bạn có thể đã vi phạm luật. Bài báo đã nêu ra rõ để nhắc nhở việc bạn vi phạm. Nên nhớ, sáng tạo không biên giới, nhưng việc này phải nằm trong quy định của pháp luật”. 

Bạn đọc Sâm Cầm gửi ý kiến: “Kết hôn là một điều vui và mong mỏi được hạnh phúc viên mãn. Thế nhưng, ý tưởng “tù ngục” của bạn thể hiện bạn đang băn khoăn lo lắng rằng cưới và kết hôn chỉ là thủ tục để bắt đầu một cuộc đời chông gai? Nếu vậy, bạn đừng kết hôn! 

Mặt khác, hình ảnh người công an là một người hùng, bảo vệ cuộc sống yên ổn cho dân lành, sao lại nỡ dựng lên ảnh cưới giống “tù nhân và chúa ngục”? Về đạo đức và pháp luật đều không ổn. Lẽ nào sự sáng tạo, phá cách của bạn nghèo nàn đến thế sao?”.

Bạn đọc Nguyễn Đức thì lưu ý: “Theo Nghị định số 59/2006/CP của Chính phủ quy định: Quân trang, trang phục, công cụ hỗ trợ... thuộc lực lượng công an và quân đội là mặt hàng Nhà nước cấm lưu thông trên thị trường. 

Để được mua các công cụ hỗ trợ, các đơn vị này phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt (xin giấy phép, đăng ký sử dụng, mua ở đơn vị quy định...). Như vậy, mọi hành vi mua bán các loại quân trang, quân phục trên thị trường đều là trái pháp luật”.

Một bạn tên Minh làm ở ngân hàng nêu lên quan điểm cá nhân: “Lo ăn ở với nhau cho tốt. Ở lâu bền nuôi con cái nên người giúp cho xã hội sau này thì tốt hơn là làm nổi đình đám lúc cưới. Có thời gian và ý tưởng thì thiếu gì hình ảnh có thể sáng tạo”.

Bên cạnh đó, một số bạn đọc cũng thể hiện khiếu hài hước của mình khi để lại những lời bình luận dí dỏm, mang tính giải trí bông đùa “trà dư tửu hậu”, thậm chí rất… “bá đạo” như sau:

- "Tôi lấy vợ là "Vơ lấy tội" là phải rồi..."

- "Ở tù còn khỏe hơn có vợ nữa nhe"

- "Có khi nào tù nhân vượt ngục không?"

- "Chúc sớm được ân xá".

* Ảnh cưới "Anh là tù nhân của em": độc, lạ nhưng cấm kỵ?

THU NGUYỆT - C.TH.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

Ngày đầu tiên xá lợi Phật tôn trí tại chùa Tam Chúc, hàng chục ngàn người từ khắp mọi nơi đã về đây chiêm bái trong thành kính và trật tự.

Hàng chục ngàn người về chùa Tam Chúc chiêm bái xá lợi Phật trong ngày đầu tiên

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Phát biểu tại talkshow 'Cuốn sách đầu tay, hành trình ai cũng có thể bắt đầu', doanh nhân Nhan Húc Quân nói bà quyết định viết sách là nhờ sự khích lệ ban đầu của người thân, chứ không tính toán khi ra sách phải bán được bao nhiêu.

100 người viết sách thì chắc chắn có đến 99 người không vì mục đích kiếm tiền

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Theo PGS.TS Trần Thị Mai, trong quá khứ, người phương Tây ví Sài Gòn còn lớn hơn Băng Cốc của Vương quốc Xiêm và không thua kém một số thành phố ở châu Âu. Vì vậy, họ đã từng quyết tâm xây dựng Sài Gòn thành một 'Paris thu nhỏ'.

Sài Gòn từng là 'Paris thu nhỏ' trong mắt người Pháp

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar