09/02/2014 17:29 GMT+7

Android: ứng dụng độc hại cán mốc 10 triệu

PHONG VÂN
PHONG VÂN

TTO - Số lượng ứng dụng độc hại nhắm đến nền tảng Android vẫn không ngừng tăng nhanh. Cuối tháng 1-2014, Kaspersky Lab ghi nhận được khoảng 200.000 mẫu phần mềm độc hại cho di động.

Phóng to
Android phát triển mạnh mẽ đã thu hút các loại mã độc, phần mềm độc hại, tội phạm mạng nhắm tới nền tảng di động này ngày một nhiều hơn - Ảnh: Internet

Theo đó, số lượng đã tăng 34% so với tháng 11-2013, chỉ có 148.000 mẫu được ghi nhận. Tin tặc đang tiếp tục tập trung vào các thiết bị di động dùng Android khi báo cáo từ Kaspersky Lab cho thấy trong tháng 1-2014, số lượng các ứng dụng độc hại cho Android cán mốc 10 triệu.

Theo số liệu từ AppBrain, đến ngày 30-1-2014, chợ ứng dụng Google Play đã có 1.103.104 ứng dụng cho các thiết bị Android. Tuy nhiên, song song với kênh cung cấp ứng dụng chính thức từ Google này, còn khá nhiều các "chợ trời" ứng dụng, cung cấp nhiều ứng dụng hơn và cũng là kênh phát hành chủ yếu của những ứng dụng độc hại.

Kaspersky Lab ghi nhận tổng cộng 10 triệu ứng dụng đáng ngờ vì tội phạm mạng cũng sử dụng các phần mềm hợp pháp cho Android để "tặng kèm" mã độc.

Trong hầu hết các trường hợp, những chương trình độc hại đều nhắm đến thông tin tài chính của người dùng. Ví dụ cụ thể như phiên bản Trojan Carberp nhắm đến thiết bị di động có nguồn gốc từ Nga. Trojan này đánh cắp thông tin người dùng khi chúng được gửi đến máy chủ ngân hàng.

Theo các chuyên gia Kaspersky Lab, phần lớn ứng dụng độc hại cho Android hiện được phát triển tại Nga.

Những cách thức tự bảo vệ

Để tránh bị lây nhiễm độc hại, các chuyên gia bảo mật từ Kaspersky Lab đề xuất người dùng nên thực hiện những việc sau:

  • Không kích hoạt “Developer mode” trên thiết bị. Đây là chế độ dành riêng cho các lập trình viên thử nghiệm ứng dụng trên hệ thống.
  • Không kích hoạt tùy chọn cho phép cài đặt ứng dụng từ một nguồn thứ ba (Install applications from third-party sources). Điều này cho phép các ứng dụng "chợ đen" qua mặt lớp bảo vệ của hệ thống, thâm nhập vào trong hợp pháp.
  • Chỉ cài đặt ứng dụng từ những nguồn chính thức như Google Play, Amazon AppStore cho Android.
  • Khi cài đặt ứng dụng mới, người dùng cần cẩn thận xem kỹ các quyền mà ứng dụng yêu cầu.
  • Sử dụng phần mềm bảo mật như Kaspersky Internet Security for Android để bảo vệ toàn diện cho thiết bị di động.

(theo kaspersky lab)

PHONG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Trang web của Trump Mobile đã xóa bỏ thông tin xuất xứ, sau nhiều tranh cãi về việc điện thoại T1 được sản xuất tại Trung Quốc.

Trump Mobile xóa thông tin về xuất xứ điện thoại T1 sau khi ra mắt

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Bạn loay hoay giữa dòng kẹt xe, xem lại thì thấy Google Maps đã báo tắc đường từ mấy phút trước. Làm sao ứng dụng này biết trước tình hình giao thông, lại còn cập nhật gần như tức thì như vậy?

Google Maps: Không cần hỏi mà vẫn biết đường đang đông

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

AI giờ có thể tự tạo mô hình học máy nhờ AutoML, công nghệ giúp tự động hóa quá trình chọn thuật toán, huấn luyện và điều chỉnh.

Công nghệ AutoML: AI đang tự học cách làm... AI

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

Chỉ cần truy cập, web đã biết bạn đang dùng thiết bị gì: máy tính hay điện thoại. Bằng cách nào mà nó biết điều đó?

Website 'biết tất' thông tin thiết bị bạn dùng, có đáng lo?

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Thời gian qua rộ tin CapCut ‘âm thầm’ cập nhật điều khoản sử dụng để giữ lại video, âm thanh và hiệu ứng do người dùng tạo ra, ngay cả khi họ chưa từng chia sẻ.

CapCut và điều khoản bị tranh cãi: Quyền dữ liệu thuộc về ai?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?

Chỉ cần bạn vừa gõ vài chữ cái đầu, Google đã hiện ra đúng điều bạn đang định tìm. Làm thế nào mà công cụ tìm kiếm này có thể ‘đọc' được suy nghĩ của bạn?

Google ‘đọc vị’ bạn như thế nào mỗi lần tìm kiếm?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar