28/05/2020 08:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ấn - Trung trong ấm ngoài lạnh

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc leo thang trong nhiều ngày gần đây. Nhưng còn đó nhiều tín hiệu cho thấy khả năng xung đột quân sự không cao.

Ấn - Trung trong ấm ngoài lạnh - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một lần gặp - Ảnh: AFP

Truyền thông Ấn Độ ngày 26-5 đưa tin Thủ tướng Narendra Modi đã triệu tập cuộc họp có sự tham gia của Cố vấn an ninh quốc gia Ajit Doval, Tổng tham mưu trưởng quân đội Bipin Rawat và Ngoại trưởng S. Jaishankar. 

Động thái này thu hút sự chú ý của dư luận trong thời điểm nhiều ý kiến lo ngại khả năng xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ quyết "giữ" LAC

Cuộc gặp của ông Modi và các nhân vật trên tái hiện "nhóm Doklam" - nhóm làm việc từng tham gia trong phản ứng của Ấn Độ về vụ đối đầu kéo dài 73 ngày với Trung Quốc ở Doklam (Trung Quốc gọi là Donglang) năm 2017.

Chính vì vậy, cuộc họp "nhóm Doklam" dù mang ý nghĩa thảo luận về tình hình quân sự chung của Ấn Độ, truyền thông nước này cũng cho hay diễn biến căng thẳng gần đây với Trung Quốc ở Ladakh cũng sẽ được đề cập. Vừa qua, Trung Quốc kéo 5.000 lính tập trận tại khu vực biên giới tranh chấp (LAC) ở phía đông Ladakh. Vụ việc này ầm ĩ trên báo chí Ấn Độ, khi họ khẳng định đây có thể là cuộc khủng hoảng biên giới tồi tệ nhất trong hơn 20 năm qua.

Một số ý kiến cho rằng Trung Quốc đang muốn thay đổi hiện trạng của khu vực LAC. Trong khi đó, báo Hindustian Times ngày 26-5 dẫn lời một trong các nhân vật thuộc "nhóm Doklam" khẳng định Ấn Độ sẽ không để điều đó xảy ra. Người này nói: "Ranh giới cuối cùng ở đây là chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ thay đổi hiện trạng nào ở LAC... Chúng tôi đã đối mặt với các tình huống tương tự trong quá khứ, và sẽ đối diện với tình huống lần này bằng sức mạnh và sự kiềm chế".

Trong khi đó, phát biểu sau cuộc họp "nhóm Doklam" ngày 27-5, một quan chức cấp cao của Chính phủ Ấn Độ cảnh báo về căng thẳng với Trung Quốc: "Từ Úc tới Hong Kong, Đài Loan cho tới Biển Đông rồi Ấn Độ và ngay cả Mỹ, một Trung Quốc hiếu chiến đang nhắm nhe vào thế giới cho vị trí thống trị bằng mọi giá".

Lãnh đạo hai nước im lặng

Trên thực tế, thời gian gần đây liên tục xuất hiện những diễn biến mới lột tả khác biệt trong quan hệ song phương của Ấn Độ và Trung Quốc, vượt ra khỏi khuôn khổ câu chuyện biên giới.

Tuần này, hai thành viên nghị viện Ấn Độ Meenakshi Lekhi và Rahul Kaswan của Đảng BJP cầm quyền đã "tham dự trực tuyến" lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 làm lãnh đạo Đài Loan của bà Thái Anh Văn, trong một động thái mà trang LiveMint mô tả "chưa có tiền lệ". Điều này khiến Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi gửi thư nhắc nhở Lekhi và Kaswan về quan điểm của Chính phủ Ấn Độ tôn trọng nguyên tắc "một Trung Quốc" .

Ngoài vấn đề Đài Loan, truyền thông Ấn Độ gần đây cũng đưa tin khá tập trung về các khu vực chứa lợi ích khác của Trung Quốc. Ví dụ tờ Times of India là nơi sử dụng cụm từ "QUAD Plus" đặt cho một cuộc thảo luận trực tuyến không chính thức về dịch bệnh virus corona chủng mới (COVID-19) của đại diện các nước Ấn Độ, Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khi đó, giới quan sát đa số ngầm hiểu "QUAD" (Mỹ - Nhật - Ấn - Úc) là sáng kiến để cân bằng sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

Những chi tiết này càng hâm nóng căng thẳng giữa hai nước. Tuy nhiên, trong một bài bình luận ngày 27-5, tờ Tribune (Ấn Độ) phân tích rằng Bắc Kinh và New Delhi đang nỗ lực giải quyết xung đột bằng đường... cửa sau.

Theo đó, tờ báo này dẫn ra thực tế rằng trong cuộc họp báo gần đây nhất hôm 26-5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nhận câu hỏi nào về cuộc đối đầu ở khu vực LAC. Ở sự kiện họp báo 90 phút hôm chủ nhật vừa rồi, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng không đề cập gì tới Ấn Độ. Tương tự, ngoại trưởng Ấn Độ thời điểm này cũng khá kín tiếng đối với vấn đề Trung - Ấn.

Tóm lại cho đến nay, xung đột giữa hai nước hoặc vấn đề LAC vẫn chỉ xuất hiện trong bình luận của các nhà quan sát và truyền thông, còn cấp lãnh đạo hai bên không có bất kỳ phát ngôn chính thức nào.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói gì?

Đến chiều 27-5 theo giờ Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh khẳng định tình hình biên giới Trung - Ấn "ổn định và có thể kiểm soát". Ông Triệu cho biết hai nước đang có những cơ chế và kênh giao tiếp phù hợp để giải quyết vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn, tuân thủ sự nhất trí quan trọng về việc xây dựng niềm tin lẫn nhau mà Thủ tướng Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được trước đây.

Ấn - Trung đụng độ biên giới, nhiều binh sĩ bị thương

TTO - Căng thẳng ở biên giới Ấn - Trung tăng trở lại sau một số vụ đụng độ làm một số binh sĩ cả hai bên bị thương. Dù phía quân đội Ấn Độ nói rằng đây chỉ là các vụ chạm trán nhỏ, vụ việc làm gia tăng lo ngại trong giới an ninh nước này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cùng là 34 tuổi mà khác biệt nhiều đến vậy ư?

Mạng xã hội gần đây tranh luận sôi nổi về ảnh so sánh ngoại hình ở tuổi 34 của hai diễn viên Sean Connery và Thomas Brodie-Sangster.

Cùng là 34 tuổi mà khác biệt nhiều đến vậy ư?

Ảnh vệ tinh hé lộ cơ sở hạt nhân của Iran vẫn tiếp tục hoạt động

Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy hoạt động vẫn tiếp diễn tại cơ sở hạt nhân Fordow của Iran sau loạt không kích của Mỹ tháng trước.

Ảnh vệ tinh hé lộ cơ sở hạt nhân của Iran vẫn tiếp tục hoạt động

S&P 500 và Nasdaq lập đỉnh nhờ kỳ vọng về thỏa thuận thương mại và giảm thuế của Mỹ

Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng trong ngày 30-6, khép lại phiên giao dịch cuối cùng của quý 2 với những kỷ lục mới, giữa bối cảnh lạc quan về đàm phán thương mại và dự luật cắt giảm thuế của Mỹ.

S&P 500 và Nasdaq lập đỉnh nhờ kỳ vọng về thỏa thuận thương mại và giảm thuế của Mỹ

Đảng Bhumjaithai soạn kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Thái Lan

Sau khi rút khỏi liên minh cầm quyền, Đảng Bhumjaithai đã soạn bản kiến nghị bất tín nhiệm với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra và chuẩn bị gửi dự thảo này cho các đảng đối lập khác.

Đảng Bhumjaithai soạn kiến nghị bất tín nhiệm thủ tướng Thái Lan

Tin tức thế giới 1-7: Mỹ cảnh báo áp thuế cao sau 9-7; Nga kiểm soát làng mới ở miền Trung Ukraine

Mỹ cảnh báo các nước sẽ bị áp thuế cao sau ngày 9-7 nếu không đạt thỏa thuận; Tỉ phú Elon Musk lại kêu gọi lập đảng mới quan tâm đến dân hơn.

Tin tức thế giới 1-7: Mỹ cảnh báo áp thuế cao sau 9-7; Nga kiểm soát làng mới ở miền Trung Ukraine

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn thăm Việt Nam

Lời khẳng định được Giáo hoàng Leo XIV đưa ra khi gặp Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tại Tòa thánh Vatican ngày 30-6.

Giáo hoàng Leo XIV mong muốn thăm Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar