07/06/2016 09:12 GMT+7

Ẩn số Euro 2016: An toàn là trên hết

VÕ TRUNG DUNG (Từ Paris)
VÕ TRUNG DUNG (Từ Paris)

TTO -  Giải Euro lần này, vấn đề an ninh là một ẩn số. Người ta đặt rất nhiều dấu hỏi ngờ vực về chuyện an ninh...

Cảnh sát Pháp diễn tập chống khủng bố ở sân vận động Ánh Sáng tại Decines, gần Lyon ngày 30-5 - Ảnh: Reuters

“Cho dù có chuẩn bị đề phòng đến 100% thì không có nghĩa là nguy cơ khủng bố sẽ là 0%

Bernard Cazeneuve (bộ trưởng Nội vụ Pháp)

Kết quả mỗi trận đấu bóng luôn là một ẩn số. Điều đó khiến bóng đá thú vị, kích thích niềm đam mê toàn cầu. Nhưng với giải Euro lần này, vấn đề an ninh là một ẩn số không hề thú vị cho ban tổ chức và lực lượng bảo vệ.

Buộc phải thành công

Người ta đã đặt rất nhiều dấu hỏi ngờ vực về chuyện an ninh, đặc biệt từ sau vụ khủng bố ở Paris tháng 11-2015 và ở Brussels (Bỉ) tháng 3-2016. Thậm chí có không ít phương án đã được nêu ra, kể cả những phương án cực đoan nhất như hủy luôn giải Euro và gần đây nhất là đóng cửa các khu Fan-zone (khu tập trung xem bóng đá trên màn hình lớn cho những cổ động viên không vào được sân vận động).

Giờ đây thì các đội bóng đã bắt đầu đến, các cổ động viên cũng lục tục đặt chân lên đất nước hình lục giác. Không thể bàn lùi được nữa, đó không chỉ là chuyện lợi ích kinh tế mà trước hết chính là danh dự, là hình ảnh quốc gia của nước Pháp.

Về kinh tế đó là ước tính đón tiếp trong một tháng khoảng 2,5 triệu du khách - cổ động viên. Về danh dự của một nước lớn thì chính quyền của Tổng thống François Hollande không thể để cho một số nhỏ những kẻ cực đoan có thể phá hỏng bữa tiệc thể thao - kinh tế mà nước Pháp đã dày công chuẩn bị.

Vì lẽ đó, khi trả lời trên Đài phát thanh France Inter hôm 5-6, ông Hollande thừa nhận “nguy cơ khủng bố (vào dịp Euro) là có thật” nhưng đã làm nhẹ nó đi bằng thừa nhận tiếp theo rằng “nước Pháp sẽ phải sống với nguy cơ này trong một thời gian dài tới”.

Nhân dịp này, ông Hollande cũng kêu gọi các công đoàn ngừng đình công để lực lượng an ninh tập trung vào công tác bảo vệ an toàn cho sự kiện Euro mà ông hứa sẽ đảm bảo tổ chức an toàn và thành công trong hình ảnh “một sự kiện thể thao hội hè đẳng cấp châu Âu”.

Trong tình hình hiện tại thì phong trào đình công đang có dấu hiệu giảm xuống vì dư luận nói chung đã bắt đầu chán ngán với chuyện những người của Tổng liên đoàn Lao động (CGT) cánh tả cứ kéo dài đình công đòi yêu sách.

Nói gì thì nói, việc đình công kéo dài luôn đòi hỏi sự ủng hộ từ công luận mà nay “gió đã xoay chiều” thì ắt hẳn hai bên phải tìm ra một giải pháp khả dĩ nào đó, ít ra thì phải “đình chiến” trong giai đoạn quả bóng lăn, vừa để không gây thiệt hại kinh tế nói chung, vừa để không mất mặt chính quyền và cũng vừa để không mất lòng dân.

Cảnh sát Pháp diễn tập chống khủng bố

Cảnh sát căng như dây đàn

Cách đây 10 ngày, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve đã tuyên bố mang tính trấn an dư luận: “Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo giải Euro phải là một đợt lễ hội sôi động nhưng chúng tôi cần nói với người dân Pháp sự thật. Nếu không có chuẩn bị đề phòng thì chắc chắn nguy cơ xảy ra khủng bố là 100%, nhưng có chuẩn bị đề phòng đến 100% thì không có nghĩa là nguy cơ sẽ là 0%. Chúng tôi làm mọi việc, hết mọi khả năng để tránh xảy ra khủng bố và chúng tôi đang chuẩn bị mọi phương án đáp trả”.

Vị bộ trưởng lo về an ninh nội địa cũng tuyên bố sẽ huy động 42.000 cảnh sát, 30.000 hiến binh và 10.000 binh sĩ để đảm bảo an ninh cho tháng bóng đá trên khắp nước Pháp. Hơn 80.000 nhân sự chính thức, có lẽ đây là đợt huy động bảo vệ an ninh lớn nhất của nước Pháp từ trước đến nay.

Lực lượng này sẽ đảm trách tuần tra bảo vệ các tuyến đường chính, sân bay, nhà ga xe lửa, ga điện ngầm và những khu vực xung quanh các Fan-zone. Đó là chưa kể khoảng 5.000 binh sĩ được huy động ở tất cả các chốt đường biên giới và trong giai đoạn này chính quyền Paris thực thi trở lại việc kiểm soát ở biên giới.

Chi phí cho chiến dịch an ninh lớn lao này vào khoảng 24 triệu euro. Bên cạnh đó sẽ có khoảng 12.000 nhân viên an ninh khối tư nhân tham gia bảo vệ ở các sân vận động và ở các cửa soát vé vào sân. Toàn bộ nhân lực tham gia công tác tổ chức của giải Euro cũng phải trải qua công tác kiểm tra nhân thân, lý lịch. Thực hiện công tác này là đơn vị chống khủng bố và tình báo!

Dù vị bộ trưởng lãnh đạo có tuyên bố hùng hồn về các biện pháp như thế nhưng một sĩ quan cảnh sát giấu tên đã thừa nhận với tôi: “Nguy cơ xảy ra khủng bố là rất lớn. Các khu Fan-zone khiến chúng tôi lo lắng nhất. Nguyên tắc ở khu vực này là rộng mở, là hội hè, là đông đúc nên nếu có xảy ra khủng bố thì nguy cơ thiệt hại rất cao xét ở khả năng hoảng sợ rồi giẫm đạp sau đó. Ở các sân vận động thì ổn hơn vì cấu trúc luôn có những cửa thoát an toàn và lực lượng chức năng đã được tập luyện để lên các phương án”.

Viên sĩ quan cảnh sát không phải vô cớ mà lo. Những Fan-zone lớn như tại thủ đô Paris (thiết lập ở khu công viên Champs-de-Mars bên cạnh tháp Eiffel trứ danh) dự kiến sẽ tiếp nhận đến 100.000 người mê bóng đá.

Viên sĩ quan tiết lộ một sơ hở khác: “Đáng quan tâm là lực lượng từ khối tư nhân tham gia lĩnh vực hỗ trợ an ninh hay công tác tổ chức. Đó là chưa kể lực lượng tình nguyện. Lực lượng này cũng đến 80.000 người. Chúng ta không thể tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng nhân thân lý lịch của hàng chục ngàn người được tuyển dụng làm việc trong dịp này. Thực tế thì có làm nhưng chỉ ở mức đọc qua giấy tờ nộp lên mà tất cả chúng ta đều biết rằng chỉ giấy tờ không thì làm sao biết người đó có bị tẩy não thành cực đoan hóa hay chưa!”.

Ngày chủ nhật, trong cuộc họp báo, Tổng thống Pháp Hollande đã khẳng định “nước Pháp không đánh giá thấp nguy cơ khủng bố và sẽ tiếp đón người hâm mộ đúng như không khí hội hè phải có”. Đến thời điểm quan trọng này thì đương nhiên lãnh đạo cao nhất phải lên tiếng cam kết.

Đây không phải là cuộc chơi chính trị của ông Hollande nữa, mà là cuộc chơi của cả nước Pháp. Thế giới, trong một tháng tới, sẽ đánh giá năng lực đảm bảo an ninh và tổ chức hội hè của nước Pháp. Nếu thành công, Pháp sẽ gặt hái thành quả cả về trung và dài hạn. Còn nếu thất bại, dù nhỏ nhất, thì kinh tế Pháp chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Mục tiêu mềm

Nhưng trong bảo vệ an ninh, cơ quan chức năng chỉ đề cập đến những “điểm nóng” như sân vận động, khu Fan-zone. Thực sự họ đâu thể bỏ qua những khu vực mà giới chuyên gia an ninh gọi là “mục tiêu mềm” - tức những vị trí nằm gần các điểm nóng như các quán cà phê, quán bar mà người dân hoặc cổ động viên có thể tụ tập ăn uống và hò hét với những trận bóng đá được truyền trực tiếp qua màn hình.

Chắc chắn ở đó không có sự bảo vệ tập trung của lực lượng chức năng rồi vì tìm đâu ra đủ nhân sự. Không ai dám đề cập góc độ này cả, dù nếu nhớ lại vụ tấn công 13-11 thì đó chính là mục tiêu của bọn khủng bố: quán cà phê, nhà hàng, rạp hát... Mục tiêu đa dạng, rất nhiều mà không có an ninh bảo vệ!

______________

Kỳ 3: Những mắt xích yếu kém

VÕ TRUNG DUNG (Từ Paris)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hạnh phúc là chiếc chăn ngắn

TT - Tôi rất không thích phải dùng cụm từ “không có ngôn từ nào để mô tả” lại một lần nữa. Dù vậy, lần này nó lại đúng với tâm trạng của người Pháp nhưng ở một thế cực đối nghịch với lúc thắng đẹp đội tuyển Đức vài ngày trước.

Hạnh phúc là chiếc chăn ngắn

Nhà cái vui vẻ

TT - Bên cạnh chuyện cổ vũ cho bóng đá, cho tuyển nhà, người hâm mộ cũng thường có chút cá độ hoặc vì máu đỏ đen, hoặc vì trong bầu không khí hân hoan mà bị kích thích bỏ thêm vài đồng bạc vui chơi.

Nhà cái vui vẻ

​Gần 2.000 sinh viên trường Tôn Đức Thắng xem chung kết Euro 2016

TTO - Dù diễn ra vào rạng sáng 11-7, nhưng trận chung kết Euro 2016 giữa chủ nhà Pháp và Bồ Đào Nha vẫn thu hút gần 2.000 sinh viên trường Đại học Tôn Đức Thắng đến nhà thi đấu của trường để theo dõi, nghe người nổi tiếng bình luận và tham dự các trò chơi hấp dẫn tại đây.

​Gần 2.000 sinh viên trường Tôn Đức Thắng xem chung kết Euro 2016

Đêm nay mới thật là đêm...

TT - Đại lộ Champs-Elysées ở trung tâm Paris đêm 7-7 (giờ địa phương) thể hiện một bộ mặt khác: tưng bừng và điên cuồng một chút. Dòng người kéo đi như dài vô tận với những lá cờ Pháp, dưới ánh sáng lung linh ba màu xanh - trắng - đỏ hắt lên trời đêm từ tháp Eiffel.

Đêm nay mới thật là đêm...

Đừng tiễn em về

TT - Trận đấu đã kết thúc. Giấc mơ vào chung kết Euro đã kết thúc. Hàng chục ngàn CĐV Xứ Wales vẫn đứng đó hát vang câu “Xin đừng tiễn em về...”. Đêm 6-7 là một đêm không ngủ với người dân Xứ Wales dù tuyển nhà vừa thất bại.

Đừng tiễn em về

Khi báo Đức khiêu chiến

TT - Sáng 5-7, nhật báo hàng đầu của Đức là tờ Bild giật cái tít đầy thách thức với láng giềng Pháp: “Adieu, les Bleus!” (Vĩnh biệt tuyển Pháp!).

Khi báo Đức khiêu chiến
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar